Cách ngồi thiền giảm stress, giải tỏa căng thẳng tại nhà

Bạn có biết, thiền cũng là một phương thức để giải tỏa stress vô cùng hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi? Làm thế nào để giảm thiểu cảm giác căng thẳng và mệt mỏi trong những ngày bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19? Trong bài viết này, hãy để Tâm hướng dẫn đến bạn cách ngồi thiền giảm stress hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

cách ngồi thiền giảm stress

1. Các bài tập ngồi thiền giảm stress hiệu quả

1.1 Thiền thở

Thiền thở thường là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về thiền. Khi thiền thở, việc bạn cần làm là tập trung và quan sát hơi thở của mình. Chú tâm vào việc hít vào, thở ra đồng thời theo dõi từng luồng thở và biết được nơi nó đang đến. 

Thiền thở giúp bạn tập trung tư tưởng. Tập thiền thở khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng để lấy lại tinh thần tích cực và là một cách giảm stress hiệu quả.

Cách tập:

1. Ngồi thoải mái, chân xếp chéo. Tay đặt ở tư thế nghỉ, tạo với thân thành một góc 45 độ. Yên lặng hít vào và thở ra bằng mũi. Từ từ cảm nhận mỗi hơi thở khi nó bắt đầu di chuyển xuống thân, đã đến hay chưa đến vị trí nào trong cơ thể.

2. Chú ý nhận ra sự thay đổi qua từng hơi thở khi bạn tập trung.

3. Khi tâm trí bạn có xu hướng xao động, hãy nhẹ nhàng và từ từ đưa nó trở lại để tập trung vào hơi thở.

4. Bắt đầu đưa luồng thở vào các vùng của cơ thể mà bạn cảm giác chưa được thở. Tưởng tượng rằng thân bạn là một thùng chứa và cố gắng đưa luồng thở đến vùng nó chưa đến. Trong quá trình thở, đừng ép buộc phải thở như thế nào mà hãy để hơi thở đi theo ý thức của bạn. 

5. Sau khi thiền xong, thả lỏng chân tay thư giãn.

1.2 Thiền tỉnh thức

Thiền tỉnh thức có tác dụng giúp bạn nhận ra rõ sự vật hiện tượng ứng với bản chất của riêng chúng. Hình thức thiền này giúp giảm stress đồng thời giúp cho ý thức bạn trở nên tập trung và chú tâm vào mọi thứ hơn, kể cả trải nghiệm, cảm xúc của chính cá nhân bạn và là cách giải tỏa stress trong công việc hiệu quả.

Cách tập:

1. Bạn có thể thực hành ghế hay sàn nhà. Bắt đầu lắng nghe âm thanh xung quanh trong quá trình thư giãn. Đừng giữ lại hay xua đuổi những âm thanh mà bạn nghe được, hãy để cho âm thanh được tự nhiên hoạt động. 

2. Khi hít vào, bạn ý thức được bạn đang hít vào. Khi thở ra, bạn biết được bạn đang thở ra.

3. Hãy chú tâm và tập trung vào hơi thở, đừng để suy nghĩ và tâm trí của bạn có cơ hội “chạy lung tung”.

4. Sau khi kết thúc thiền giảm stress, bạn sẽ cảm thấy cơ thể như được tiếp thêm một nguồn năng lượng mới.

1.3 Thiền chú

Tập thiền chú có nghĩa là bạn phải biết tận dụng sức mạnh âm thanh và độ rung của âm để tạo nên sự tịnh tâm trong cơ thể, tạo ra thần kinh ổn định và chuyển hóa tâm thức. Với người mới bắt đầu thiền chú, bạn có thể sử dụng các câu chú đơn giản như “sat nam”. Trong đó, “Sat” nghĩa là “sự thật, chân lý”, còn “nam” là “nhận dạng, gọi tên”. Câu chú này giúp bạn hòa mình vào chân lý tâm linh trong vũ trụ bao la, đồng thời giúp cho những cảm xúc tiêu cực của ban dễ dàng biến mất.

Cách tập:

1. Ngồi thoải mái, thẳng lưng để thở dễ đồng thời giúp cho âm thanh thoát ra trôi chảy. Từ từ nhắm mắt lại và chú tâm thở trong chốc lát.

2. Bắt đầu hít một hơi thật sâu. Khi thở ra, bạn thốt lên từ “sat” và kéo dài cho đến gần cuối hơi và sau đó bạn tiếp tục phát ra âm ngắn “nam” để tạo thành câu chú là saaaaaaaaaaaat nam.

3. Lặp lại hành động và câu chú trên. 

4. Kết thúc bài thiền, bạn hít vào và giữ hơi vài giây, sau đó thở ra bằng mũi. Lặp lại ba lần, ngồi thêm một lúc và cảm nhận năng lượng tràn khắp cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *