Phụ nữ tuổi 40 cần bổ sung những vitamin nào?

phụ nữ sau 40 cần bổ sung vitamin nào

Việc bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40 đặc biệt quan trọng. Bởi ở độ tuổi này, phụ nữ rất cần sự hỗ trợ của chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Dưới đây là một số loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ tuổi 40 trở lên và nguồn cung cấp.

1. Tầm quan trọng của bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40

Ở độ tuổi 40 trở lên, cơ thể phụ nữ bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể: Khối lượng cơ dần suy giảm, có khả năng tăng cân cao hơn, thời kỳ mãn kinh có thể bắt đầu và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim, đái tháo đường… cũng tăng lên. Để ứng phó với những thay đổi này, chúng ta cần có kế hoạch dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Một giải pháp hiệu quả là bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40 trở lên thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng. Dưới đây là các chất dinh dưỡng chính cần bổ sung và nguồn hấp thu hiệu quả nhất.

bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40
Bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40 là điều rất cần thiết

2. Điểm danh 7 vitamin tổng hợp cho phụ nữ tuổi 40

2.1. Vitamin B12 cần bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40

Nhiều người thắc mắc phụ nữ 40 tuổi nên bổ sung thuốc gì? Trong khi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dễ dàng hấp thu vitamin B12 từ các loại thức ăn như: thịt, cá, sữa, trứng… thì đối với những phụ nữ đã bước qua tuổi 40, chức năng này bắt đầu chậm dần lại do nồng độ axit dạ dày thay đổi, cản trở sự hấp thu vitamin B12 từ thực phẩm. Do vậy để cung cấp đủ dưỡng chất cho máu và chức năng não, bạn cần bổ sung khoảng 2,4mg vitamin B12 mỗi ngày thông qua thực phẩm bổ sung hoặc vitamin tổng hợp (theo hướng dẫn của bác sĩ).

2.2. Bổ sung canxi cho phụ nữ tuổi 40

Canxi là một trong những thành phần quan trọng nhất giúp củng cố sức khỏe của xương. Mặc dù xương của chúng ta đã hấp thu phần lớn lượng canxi cần thiết trước đó, nhưng qua tuổi 40 xương của phụ nữ vẫn có xu hướng mỏng manh, dễ bị tổn thương.

Canxi còn là dưỡng chất cần thiết cho các chức năng khác của cơ thể như co cơ, hoạt động thần kinh, tim mạch cũng như các phản ứng sinh hóa khác. Nếu phụ nữ không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, cơ thể sẽ lấy cắp canxi từ xương và làm cho xương yếu dần đi.

Hầu hết phụ nữ từ 40-50 tuổi có thể đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết với 1.000mg mỗi ngày, với phụ nữ trên 50 tuổi thì con số này là 1.200mg. Vì vậy bạn có thể tăng cường lượng canxi hấp thu từ chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu canxi như: trứng, sữa, bông cải xanh, cá mòi, hạnh nhân, đậu phụ, rau bina hay uống bổ sung sẽ giúp bảo vệ hệ khung xương, phòng tránh các bệnh như loãng xương, ngăn ngừa nứt xương, gãy xương.

2.3. Bổ sung vitamin D

Thiếu hụt vitamin D ở độ tuổi sau 40 dễ gây ra các bệnh liên quan như: đái tháo đường, đa xơ cứngung thư đại trực tràng, bệnh tim, ung thư vú… Việc bổ sung vitamin D không chỉ giúp tránh các bệnh liên quan mà còn hỗ trợ tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.

Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: cá, sữa tăng cường, ngũ cốc… nhưng nhìn chung vitamin D hấp thu từ thực phẩm không dồi dào bằng ánh nắng mặt trời.

bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40
Cần bổ sung vitamin D cho phụ nữ tuổi 40

2.4. Magie rất tốt cho phụ nữ tuổi 40

Magiê có chức năng chính là giúp điều hòa huyết áp. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên thiếu magie thường có nguy cơ huyết áp cao và mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, các chứng viêm. Thêm vào đó, magiê còn giúp cơ thể hấp thu canxi và hỗ trợ chức năng cơ, thần kinh và tim, cũng như kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn có thể bổ sung magie với liều lượng khoảng 320mg/ngày từ các loại rau màu xanh đậm, các loại đậu, đậu nành, hạt, quả hạch, quả bơ… Tuy nhiên, quá nhiều magie có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút…

2.5. Bổ sung kali mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn

Kali là thành phần quan trọng giúp cho huyết áp luôn ở mức ổn định, dù cho bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau tuổi mãn kinh nếu bổ sung Kali đủ 3,1g/ngày sẽ giúp cho huyết áp trong tầm kiểm soát, giảm nguy cơ đột quỵ.

Kali có nhiều trong chuối, củ cải, khoai lang, cải bẹ, đậu, đậu lăng… Tuy nhiên nếu dung nạp quá nhiều Kali có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây rối loạn nhịp tim thậm chí đe dọa tính mạng.

2.6. Cần bổ sung Omega 3 cho phụ nữ tuổi 40

Xét về mặt phân loại thì Omega-3 không phải là vitamin mà là một loại axit béo. Tuy nhiên đối với phụ nữ sau tuổi 40 nó cũng mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn như: giảm huyết áp và lượng cholesterol LDL xấu gây hại cho cơ thể, giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tư duy của não.

Bạn có thể bổ sung Omega-3 từ cá, quả óc chó, hạt lanh và các loại rau lá. Đối với người khỏe mạnh cần 500mg/ ngày; người bị bệnh tim cần 800-1.000mg và người có mức chất béo trung tính cao cần từ 2.000-4.000mg/ngày.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng phù hợp nhất là khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu, vì dùng kết hợp 2 loại chất này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

2.7. Probiotic cần thiết cho phụ nữ tuổi 40

Cũng tương tự như Omega-3, men vi sinh probiotic không phải là vitamin nhưng cần thiết cho phụ nữ tuổi 40 trở lên trong việc tăng cường sức khỏe đường ruột, kiểm soát cân nặng và hỗ trợ kháng insulin.

Để bổ sung probiotics, bạn có thể hấp thu từ sữa và đậu nành lên men, dưa cải bắp muối chua. Do đây là các vi khuẩn sống nên bạn sẽ không thể hấp thu chúng từ thực phẩm được nấu chín hoặc đun nóng.

Nhìn chung, khi bước vào ngưỡng 40 tuổi, sức khỏe của phụ nữ không còn được như thời kỳ thanh niên. Do vậy bạn cần chăm sóc sức khỏe của mình để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật “hỏi thăm”. Hãy chủ động bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40 theo những hướng dẫn ở trên nhé!

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Các vitamin tốt cho phụ nữ

các loại vitamin tốt cho phụ nữ

Cơ thể phụ nữ có nhu cầu hấp thu đa dạng vitamin hơn so với nam giới. Và các loại vitamin đều rất cần thiết cho sự phát triển tổng quát của phái đẹp. Vì vậy, áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ giúp đảm bảo cung cấp và hấp thu đủ lượng vitamin mỗi ngày. Trong một số trường hợp, có thể bổ sung thêm nguồn vitamin khác nhằm đáp ứng nhu cầu ở giai đoạn cụ thể.

Vitamin cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ

Vitamin nào tốt cho phụ nữ. Trong hầu hết các loại vitamin cung cấp cho cơ thể, thì đối với nữ giới cần được cung cấp một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể để thực hiện các chức năng trong cơ thể chẳng hạn như vitamin A, vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B3, B6, B12, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, biotin hay vitamin H hoặc B7, vitamin B5, folat hoặc các dạng hòa tan của vitamin B9, choline.

Vitamin A và vitamin C đều có chức năng giữ cho răng chắc khỏe đồng thời giúp các mô mềm khoẻ mạnh. Còn vitamin nhóm B có tác dụng giúp cho quá trình trao đổi chất liệu trong cơ thể hiệu quả và sản sinh thêm hồng cầu. Hay vitamin e tốt cho phụ nữ cân bằng nội tiết tố, giúp đẹp da và các tác dụng khác.

Một số vitamin có tác dụng hỗ trợ các chức năng của cơ thể, chẳng hạn như vitamin D rất cần thiết cho cơ thể hấp thu và duy trì lượng canxi giúp cho hệ xương răng được chắc khỏe. Tuy nhiên, việc hấp thu vitamin này từ thực phẩm gặp khó khăn. Nhưng khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì có thể giúp hấp thụ vitamin D vào cơ thể.

Hay một loại vitamin khác như vitamin K có thể giúp cho cơ thể điều hoà quá trình đông máu. Vì vậy, không thể thiếu vitamin K trong quá trình này. Tuy nhiên, vitamin khá hiếm bởi vì các vi khuẩn trong đường ruột sẽ chịu trách nhiệm sản xuất ra khoảng 75% lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể. Và chúng ta chỉ cần bổ sung thêm 25% lượng vitamin K còn lại thông qua thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung.

Vitamin B2 giúp phát triển bình thường và chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B2 còn giúp tăng cường năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp chữa các bệnh liên quan đến tê ngứa chân tay, hoặc giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi…

Vitamin B6 giúp cho hệ miễn dịch được khoẻ mạnh, đồng thời giúp não bộ sản xuất các chất chống trầm cảm, suy tim, hay suy giảm trí nhớ.

Vitamin B7 rất cần thiết cho sự tăng trưởng các tế bào trong cơ thể, đồng thời còn giúp tổng hợp các acid béo. Ngoài ra, vitamin này còn bảo vệ các tuyến mồ hôi, tóc, làn da… được khỏe mạnh, đồng thời giúp phát triển xương và tuỷ xương cũng như duy trì mức cholesterol bình thường.

Có nhiều loại vitamin tốt cho phụ nữ trong đó có Vitamin B7
Có nhiều loại vitamin tốt cho phụ nữ trong đó có Vitamin B7

Vitamin B9 giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, bệnh alzheimertrầm cảm, ung thư, mất trí nhớ, đồng thời nó cũng giúp tăng cường sức khỏe trí não, tăng cường chức năng của tế bào và cải thiện khả năng sinh sản. Vì vậy, vitamin B9 cũng được xem như vitamin tốt cho tử cung của phụ nữ.

Vitamin B12 khá cần thiết cho phụ nữ vì nó giúp cho quá trình chuyển hoá, phân chia tế bào và tổng hợp protein. Hơn nữa, vitamin này còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, mất trí nhớ, thiếu máu… Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng trong điều trị trầm cảm hoặc duy trì hệ thống thần kinh cũng như chức năng não được khỏe mạnh.

Vitamin E có đặc tính giúp cơ thể chống lão hoá hoặc chống tổn thương tế bào đồng thời làm chậm sự thay đổi liên quan đến tuổi tác. Vitamin này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim, đục thuỷ tinh tế hoặc suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, vitamin E còn giúp cho da và tóc được bóng khỏe.

3. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin

Những loại thực phẩm có chứa vitamin A bao gồm dưa ruột vàng, quả mơ, lòng đỏ trứng gà, đu đủ,… Các loại thịt nạc, hạt nguyên cám có chứa hàm lượng vitamin B1 khá dồi dào. Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa cùng với rau xanh có chứa hàm lượng vitamin B2 khá tốt. Các loại rau họ đậu hay cá, thịt gia cầm có chứa nhiều vitamin B3. Các loại trái cây như bơ, chuối và các loại hạt có chứa nhiều vitamin B6. Vitamin B12 thường có nhiều trong những loại hải sản có vỏ, trứng, sữa,. Vitamin C sẽ tập trung nhiều trong các loại trái cây có múi hoặc họ cam quýt và dâu tây. Các loại cá giàu chất béo như cá hồi, sữa, sữa chua, phô mai.. đều chứa hàm lượng vitamin D khá phong phú. Vitamin E được tìm thấy nhiều trong xoài, măng tây, dầu thực vật. Vitamin K có trong cải súp lơ, khoai lang và khoai tây trắng, cùng với các loại nấm.

4. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin

Ngoài việc cung cấp vitamin cho cơ thể từ chế độ ăn, thì bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa và có khả năng bổ sung vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng cần phải bổ sung. Một số đối tượng đặc biệt cần đường bổ sung như phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con bú cần bổ sung nhiều hơn vitamin B6, B12 cũng như acid folic. Bởi vì ở thời kỳ này phụ nữ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu các loại vitamin này dẫn tới ảnh hưởng đến phát triển thai nhi. Ngoài ra, acid folic còn giúp giảm các nguy cơ của trẻ về dị tật ống thần kinh hoặc ngăn ngừa tình trạng trẻ sinh non, thiếu cân.

Các loại vitamin tốt cho phụ nữ có thể bổ sung từ thực phẩm chức năng
Các loại vitamin tốt cho phụ nữ có thể bổ sung từ thực phẩm chức năng

5. Một số lưu ý khi thực hiện chế độ ăn hàng ngày nhằm cung cấp lượng vitamin phong phú cho cơ thể

Thường khi thực hiện chế độ ăn chay kể cả người bình thường hay phụ nữ đều cần phải bổ sung thêm vitamin đặc biệt vitamin B12 hoặc đảm bảo một chế độ ăn giàu loại vitamin này. Ngoài ra, nếu ăn chay trường và không sử dụng các loại sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, cá, hoặc thịt, có khả năng cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin A cao. Để phòng ngừa tình trạng này bạn có thể sử dụng các loại trái cây và rau có màu xanh sẫm trong chế độ ăn.

Phụ nữ lớn tuổi hoặc những người tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin D, tuy nhiên, bạn cần lưu lý nếu cơ thể hấp thụ lượng vitamin D vượt quá nhu cầu cần thiết mỗi ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Những người có độ tuổi trung niên thường gặp tình trạng thiếu vitamin B, – đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tiêu hoá. Vì vậy, cần bổ sung các loại vitamin này thông qua các sản phẩm sữa hoặc rau xanh.

Uống trà xanh tươi thế nào mới là đúng cách

Uống trà xanh tươi thế nào mới là đúng cách

Trà xanh rất quen thuộc trong đời sống, nhiều người có thói quen uống trà xanh hàng ngày nhưng không biết “uống nước trà xanh có tác dụng gì?”.

Theo các chuyên gia, mọi người cần uống trà xanh đúng cách thì mới có thể tận hưởng được hết lợi ích từ thức uống này. Một số lưu ý để uống trà xanh đúng cách gồm:

  • Không uống trà xanh ngay sau khi ăn;
  • Không uống trà xanh quá nóng;
  • Không uống khi bụng đói;
  • Không thêm mật ong vào trà xanh nóng;
  • Không uống thuốc cùng trà xanh;
  • Chỉ uống 1-2 ly mỗi ngày;
  • Không uống trà xanh trước lúc ngủ;
  • Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều trà xanh;
  • Chỉ nên pha trà ở nhiệt độ vừa phải.

Ngày nay, nhiều người còn kháo nhau cách uống trà xanh để giảm cân, thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, khi đã biết uống trà xanh có tác dụng gì và lưu ý để uống trà xanh đúng cách thì bạn hãy cố gắng tuân thủ theo để vừa tốt cho sức khỏe, vừa an toàn nhé.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Uống nước sả gừng mỗi ngày có ảnh hưởng sức khỏe không?

Nước sả gừng hoặc nước chanh sả gừng từ trước đến nay được xem rất tốt cho hệ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, cách sử dụng loại nước này như thế nào cũng như uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không vẫn là một vấn đề cần được làm rõ.

Nước sả gừng hoặc nước chanh sả gừng từ trước đến nay được xem rất tốt cho hệ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, cách sử dụng loại nước này như thế nào cũng như uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không vẫn là một vấn đề cần được làm rõ.

1. Tác dụng của nước sả gừng

Nước sả gừng được làm từ nguyên liệu tự nhiên đó là chanh, sả và gừng với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Chanh: Đây là loại trái cây chứa làm lượng vitamin C rất cao và ít calories. Chanh có một số tác dụng đối với sức khỏe đó là thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu hóa tốt, tiêu đờm… Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày thì nên hạn chế sử dụng chanh trong thực đơn hằng ngày, nếu có uống nước chanh thì nên pha thật loãng.
  • Sả: Sả là loại gia vị cay, có thể giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, = bụng được làm ấm, tốt cho hệ tiêu hóa, chống nôn, khử mùi, sát khuẩn và quan trọng nhất là giúp giải độc cơ thể.
  • Gừng: Gừng thường được dùng như một loại gia vị để chế biến một số món ăn, thức uống bổ dưỡng cho cơ thể. Gừng có thể giải cảm, giảm đau đầu, chống nôn, tốt cho hệ tiêu hóa. Gừng được khuyên là nên dùng vào buổi sáng và hạn chế dùng vào buổi tối vì sẽ khiến chúng ta khó ngủ hơn.

2. Uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không?

Nước sả gừng được mọi người tin rằng có thể ngăn ngừa, thậm chí là điều trị được các loại bệnh lý, trong đó có bệnh Covid – 19. Tuy nhiên, những thông tin này là không chính thống và chưa có một minh chứng khoa học nào chỉ ra nước chanh sả gừng có thể tiêu diệt hay ức chế sự hoạt động của virus.

Từ trước đến nay, nước sả gừng chủ yếu là để chữa trị cảm cúm trong Đông y, vì vậy nó không thể ngăn ngừa bệnh lý Covid – 19 như chúng ta vẫn hiểu lầm. Việc sử dụng loại nước này mỗi ngày là không nên vì cơ thể sẽ phải hấp thụ quá nhiều các chất có trong chanh, sả và gừng cùng một lúc trong thời gian dài thì sẽ gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe, điển hình là hệ tiêu hóa của người sử dụng. Cụ thể hơn, khi sử dụng quá nhiều thì sẽ có nhiều nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản, tạo nhiệt cho cơ thể.

Chúng ta vẫn có thể uống nước sả gừng nhưng với một liều lượng phù hợp với từng cá thể, tốt nhất là nên có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Nước chanh sả gừng sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều, đặc biệt là nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để không gây ra tình trạng đau dạ dày.

Tóm lại, nước chanh sả gừng chỉ là một loại nước uống giúp hỗ trợ sức khỏe của cơ thể, không nên quá lạm dụng và cho rằng có thể chữa được một số loại bệnh tật. Mỗi người chỉ nên uống với lượng vừa phải để tốt cho sức khỏe.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Hướng dẫn bấm huyệt giảm rối loạn tiền đình

bấm huyệt

(Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bùi Xuân Lực – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông.)

Rối loạn tiền đình gây ra tình trạng mất thăng bằng, có thể nguy hiểm nếu cơn chóng mặt gây té ngã. Tình trạng này có thể xảy ra theo từng đợt và cách điều trị chủ yếu là dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kéo dài có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhất định, trong khi đó, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình lại mang đến một số lợi ích đáng kể. Vì vậy, nếu biết cách bấm huyệt tại nhà, những cơn chóng mặt không còn là một điều hoảng sợ khi xảy ra.

1. Vai trò của bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình như thế nào?

Bấm huyệt là một hình thức điều trị của Y Học Cổ Truyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy năng lượng bên trong cơ thể. Trong khi khoa học về phương pháp bấm huyệt tiếp tục phát triển với những phát hiện mới, phương pháp này đã cho thấy tỷ lệ thành công đáng để xem lại.

Cụ thể là bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình có thể giúp hỗ trợ cải thiện cường độ chóng mặt bằng cách kích thích các điểm áp lực cụ thể trên khắp cơ thể. Những điểm áp lực này giúp thúc đẩy cảm giác thư thái và khỏe mạnh, đồng thời khá hiệu quả trong việc điều trị chứng rối loạn tiền đình.

Trong một nghiên cứu được thực hiện về hiệu quả của bấm huyệt rối loạn tiền đình, ít nhất 25 trong số 65 trường hợp đã được chữa khỏi chóng mặt với tỷ lệ hiệu quả tổng thể là 95,4%. Hơn nữa, thao tác ấn nhẹ vào các huyệt đạo để giảm buồn nôn và chóng mặt có thể giúp giảm bớt bất kỳ sự khó chịu nào đối với các triệu chứng lâm sàng của rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, biết cách bấm huyệt tại nhà cũng có thể là một cách hữu hiệu để trở nên quen thuộc hơn với cơ thể con người và điều chỉnh các bất thường. Đây là một phương thuốc hoàn toàn tự nhiên giúp kiểm soát các triệu chứng say tàu xe, buồn nôn, kiểm soát căng thẳng, mất ngủ và mệt mỏi liên quan đến ung thư và trong nhiều bệnh lý khác…

2. Các vị trí để bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

2.1 Các điểm bấm huyệt chữa chứng chóng mặt đơn thuần

  • Huyệt Ngoại Quan

Huyệt Ngoại Quan nằm ở mặt lưng của cẳng tay, cách chỗ uốn cong của cổ tay khoảng ba ngón tay. Để kích hoạt huyệt Ngoại Quan, kẹp nhẹ cẳng tay tại vị trí này với ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay đối bên.

Kích thích vào huyệt Ngoại Quan không chỉ giúp giảm chóng mặt do rối loạn tiền đình mà còn giúp giảm đau đầu, giảm đau tai và hơn thế nữa, đây cũng là một trong những huyệt chữa lãng tai.

  • Huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội có vị trí nằm ở đỉnh đầu và là một trong những điểm gây áp lực chính cho chứng đau đầu do căng thẳng. Do đó, khi day ấn huyệt Bách Hội sẽ có thể giúp giảm chóng mặt, đau mắt và tăng huyết áp.

  • Huyệt Túc Lâm Khấp

Huyệt Túc Lâm Khấp nằm ở chỗ lõm phía trước khớp xương bàn – ngón chân thứ 4 – 5. Đây là một chỗ lõm ở cổ chân. Xoa ấn huyệt này không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng chóng mặt mà đây là một trong những cách bấm huyệt chữa đau mắt cá chân.

Ngoài ra, huyệt Túc Lâm Khấp còn giúp giảm đau mắt đỏ, đau nửa đầu và đau chân nói chung. Nhờ công dụng hành khí nên Túc Lâm Khấp có khả năng trị các chứng liên quan đến tuyến vú như ít sữa, hoặc bệnh rối loạn kinh nguyệt.

Huyệt Túc Lâm Khấp
Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình với huyệt Túc Lâm Khấp
  • Huyệt Ế Phong

Huyệt Ế Phong nằm ở hai ngón tay sau dái tai và là vị trí lý tưởng để bình thường hóa cảm giác thăng bằng. Kích thích vào huyệt này cũng có thể giúp ích cho những người bị chứng nghiến răng khi ngủ.

  • Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì được biết là mang lại cảm giác cân bằng, hỗ trợ tốt cho việc giảm chóng mặt. Vị trí của huyệt Phong Trì nằm trên cổ, ngay sau dái tai trong chỗ lõm ở gốc tai.

  • Huyệt Khiếu Âm

Nằm gần tai, huyệt Khiếu Âm ở ngay trung tâm của xương chũm. Vị trí này được coi là một trong những điểm áp lực của ống eustachian có thể giúp giảm đau đầu, ù tai và cải thiện tình trạng điếc bằng cách ấn nhẹ trong 4-5 giây. Hơn nữa, bấm huyệt Khiếu Âm cũng rất tốt để giảm chóng mặt.

2.2 Các điểm bấm huyệt chữa chứng chóng mặt kèm buồn nôn

  • Huyệt Phong Long

Huyệt Phong Long là huyệt liên kết trực tiếp với hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Vị trí của huyệt Phong Long là nằm ngay giữa đầu gối và mắt cá chân, ở mặt trước của cẳng chân.

Bằng cách kích thích điểm huyệt Phong Long, người bệnh có thể giảm bớt lượng đờm quá nhiều, các triệu chứng hen suyễn, chóng mặt và đau đầu. Để day ấn huyệt Phong Long, hãy dùng lực ấn khoảng bằng hai ngón tay từ đỉnh trước của xương chày, đi xuống khoảng 25cm.

  • Huyệt Trung Quản

Huyệt Trung Quản nằm ở phần bụng trên, cách rốn khoảng bốn ngón tay và thuộc đường giữa phía trước cơ thể người. Uống quá nhiều và ăn quá no có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa do quá trình chuyển hóa nước trong đầu bị đình trệ. Cuối cùng, điều này ảnh hưởng đến lưu thông bạch huyết và gây ra chóng mặt ngoài các triệu chứng nôn mửa.

Tuy có gắn liền với việc giảm cân, huyệt đạo này cũng có thể đóng vai trò là một trong những huyệt đạo trị tim đập nhanh. Bằng cách kích thích huyệt Trung Quản, người bệnh sẽ cảm giác bình tĩnh, giảm bớt lo lắng.

2.3 Các điểm bấm huyệt chữa chứng chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu

  • Huyệt Thái Xung

Huyệt Thái Xung là một trong những điểm bấm huyệt chữa đau cơ xơ hóa. Vị trí huyệt này là nằm ở đầu bàn chân, cách giao điểm của ngón chân cái và ngón chân thứ hai khoảng hai ngón tay.

Vì chóng mặt trong rối loạn tiền đình còn được coi là một dấu hiệu bất thường về gan mật trong đông y, day ấn huyệt Thái Xung có thể giúp cải thiện chức năng gan và được khuyến khích kích thích hàng ngày.

  • Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan nằm trên nếp gấp cổ tay ba ngón tay. Mặc dù đây là một điểm bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình phổ biến, cải thiện nhanh chóng chứng chóng mặt và hoa mắt, người bệnh cũng có thể được giảm bớt cảm giác căng thẳng, trở thành một trong những điểm bấm huyệt tốt nhất để giải tỏa cảm xúc.

Để bấm huyệt Nội Quan hiệu quả, hãy kết hợp với xoa bóp 10 lần theo chiều kim đồng hồ trong khi ấn.

huyệt Nội Quan
Bạn có thể bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình bằng huyệt Nội Quan
  • Huyệt Trung Chử (Hạ Đô)

Huyệt Trung Chữ nằm ở điểm nối giữa xương ngón út và ngón đeo nhẫn. Để kích thích huyệt đạo này, chỉ cần dùng ngón tay cái ấn nhẹ, ấn vào xương ngón đeo nhẫn, kéo bàn tay xuống và lặp lại sáu đến tám lần. Sẽ có một chút khó chịu nhưng bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình sẽ đạt hiệu quả ngoài mong đợi.

  • Huyệt Thượng Tinh

Huyệt Thượng Tinh nằm gần trán. Để xác định huyệt đạo này, cần tìm đường giữa trán ở chân tóc. Đo cách chân tóc 1 khoát ngón tay sẽ có một vết lõm nhẹ. Ấn nhẹ tại đây chỉ trong vài giây sẽ thấy giảm đau nửa đầu tức thì.

Day ấn huyệt Thượng Tinh còn được biết đến là một trong những huyệt đạo chữa chứng ngưng thở khi ngủ.

Tóm lại, chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình là lý do phổ biến phải nhập viện. Người bệnh thường được điều trị với các thuốc ức chế tiền đình, thuốc chống nôn và thuốc an thần. Tuy nhiên, mọi loại thuốc đều đi kèm với những tác dụng phụ không thể tránh khỏi. Do đó, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình đã được chứng minh làm giảm chóng mặt đáng kể một cách an toàn. Vì vậy, những người hay bị rối loạn tiền đình, cần biết các vị trí bấm huyệt tại nhà để giúp vượt qua cơn chóng mặt một cách nhanh chóng.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa say rượu

bấm huyệt chữa say rượu

Bấm huyệt là một kỹ thuật quan trọng trong Y Học Cổ Truyền được áp dụng để làm giảm nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, bấm huyệt chữa say rượu có thể nhanh chóng cải thiện những khó chịu khi quá chén, không cần sử dụng thuốc nên tác dụng phụ trên gan, thận không xảy ra.

1. Bấm huyệt chữa say rượu có tác dụng như thế nào?

Lý thuyết Y Học Cổ Truyền mô tả các kinh mạch vốn là kênh vô hình trong cơ thể, mang lại năng lượng cho các hệ cơ quan. Chính vì vậy, bấm huyệt là quá trình áp dụng các điểm cụ thể dọc theo các kinh mạch này để giúp khôi phục lại sự cân bằng vốn có cho các tạng phủ.

Say rượu là tình trạng xảy ra khi một người uống nhiều chất cồn hơn mức gan có thể xử lý. Mất nước, viêm nhiễm và chất lượng giấc ngủ kém là những nguyên nhân chính gây ra cảm giác say rượu.

Tác hại của rượu dẫn đến các triệu chứng say như sau:

  • Buồn nôn, nôn trớ và nôn ói;
  • Đau đầu;
  • Lo lắng, vật vã;
  • Đau khắp cơ thể hay đau nhức cơ.

Theo lý thuyết đông y, các triệu chứng trên là do mất cân bằng trong chuyển hóa của nội tạng. Bấm huyệt giải rượu như một cách kích thích các kinh mạch, giúp điều chỉnh sự luân hồi năng lượng trong cơ thể hiệu quả hơn, trở thành một cách giải rượu an toàn, có thể thực hiện tại nhà và không ẩn chứa bất kỳ tác dụng ngoại ý nào.

bấm huyệt chữa say rượu
Bấm huyệt chữa say rượu mang lại hiệu quả cao

2. Các vị trí bấm huyệt giải rượu ở đâu?

Cách giải rượu bằng hình thức bấm huyệt có thể tự thực hiện mà không cần đến bác sĩ trị liệu. Áp lực từ các ngón tay lên những vị trí bấm huyệt chữa say rượu có thể nhanh chóng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu khi “nâng cốc” quá đà gây ra.

  • Bấm huyệt chữa buồn nôn và nôn mửa

Một trong những công dụng phổ biến nhất của bấm huyệt là làm giảm triệu chứng buồn nôn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tạo áp lực tại điểm huyệt Nội Quan trên cổ tay sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói do nhiều nguyên nhân, thậm chí cả ở bệnh nhân hóa trị.

Ngoài ra, một số tài liệu nghiên cứu đã so sánh gừng với bấm huyệt cũng giúp chữa buồn nôn ở người say rượu. Do đó, gừng cũng là một cách giải rượu đơn giản tại nhà.

  • Bấm huyệt chữa đau đầu

Có một số nghiên cứu quy mô nhỏ đã chỉ ra rằng bấm huyệt là một cách tốt để giảm đau đầu. Mặc dù hầu hết những lợi ích mà bấm huyệt mang lại chỉ là cải thiện tình trạng đau đầu ở mức độ trung bình, đây cũng có thể là một cách giải rượu rất dễ dàng và an toàn để áp dụng đối với chứng đau đầu.

Theo đó, huyệt Hợp Cốc, nằm cuối rãnh ngón tay cái và ngón tay trỏ khi khép lại, là một huyệt đạo hiệu quả giúp cải thiện chứng đau đầu. Ngoài ra, huyệt Thần Môn ở đầu dưới xương trụ, trên nếp gấp cổ tay cũng có thể day ấn để giúp xoa dịu các dây thần kinh và làm giảm chứng lo lắng hoặc cảm giác nôn nao khi say rượu.

  • Bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bằng chứng bấm huyệt để chữa các bệnh lý dạ dày đã quá rõ ràng. Theo đó, bấm huyệt Thượng quản thuộc đường giữa cơ thể, ở giữa rốn và mỏm xương ức có thể giúp cải thiện chứng đau bụng và khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn nhậu say sưa.

  • Bấm huyệt chữa mệt mỏi do say rượu

Huyệt Bách Hội ở chính giữa đỉnh đầu. Đây là vị trí bấm huyệt chữa say rượu hiệu quả khi cảm thấy quá mệt mỏi, lừ đừ, kém tập trung.

Để tăng hiệu quả cho cách giải rượu bằng day ấn huyệt Bách Hội, cần kết hợp với các động tác xoa bóp vùng sau gáy và đáy hộp sọ để giảm bớt mệt mỏi. Đồng thời, cũng có thể ấn điểm dưới đầu gối tại huyệt Túc Tam Lý và huyệt Dũng Tuyền ở giữa bàn chân để tăng phần dương khí.

  • Bấm huyệt chữa chóng mặt

Điểm bấm huyệt hiệu quả nhất trên cơ thể đối với cảm giác quay cuồng hay chóng mặt huyệt Thái Xung. Huyệt đạo này liên kết với gan, nằm ở phía trên của bàn chân tại ở chỗ lõm giữa các xương dẫn đến ngón chân cái và ngón chân thứ 2.

Nhấn vào vị trí này trên một trong 2 bàn chân (hoặc cả 2) trong vài giây và xoa bóp theo chuyển động tròn sẽ giúp cải thiện chóng mặt khi say rượu hay các nguyên nhân khác. Ngoài ra, tác dụng của huyệt Thái Xung còn giúp giảm đau đầu.

  • Bấm huyệt chữa đau mắt

Huyệt Phong Chi có thể giúp cải thiện chứng mờ mắt sau khi uống rượu quá nhiều. Để tìm ra điểm này, hãy sờ vào phía sau đầu cho đến khi có thể cảm nhận được nơi cơ cổ và đáy hộp sọ gặp nhau.

Lúc này, chắp 2 tay ra sau đầu và dùng ngón tay cái ấn mạnh lên cả 2 bên. Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng tại huyệt Phong Chi và về phía hộp sọ để có hiệu quả chữa mỏi mắt, nhìn mờ tối đa sau cơn say.

bấm huyệt chữa say rượu
Một số huyệt khi tác động vào sẽ giúp chữa trị các triệu chứng do say rượu gây ra

3. Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt giải rượu

Một điều tuyệt vời của bấm huyệt giải rượu là mỗi người có thể tự làm cho chính mình, hoàn toàn miễn phí và có thể thực hiện bất cứ khi nào mong muốn. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi bấm huyệt chữa say rượu như sau:

  • Không nên bấm huyệt trên vết thương hở, vết bầm tím, giãn tĩnh mạch hoặc bất kỳ vùng nào bị bầm tím hoặc sưng tấy nói chung.
  • Áp lực khi day ấn phải nhẹ nhàng trên các khu vực da mỏng manh hoặc nhạy cảm, chẳng hạn như trên mặt. Nói chung, động tác bấm huyệt không bao giờ được đau cơ thể. Do đó, nếu tạo áp lực day ấn quá lớn, cơn đau là một dấu hiệu để biết dừng lại và cần đánh giá lại động tác bấm huyệt.

Tóm lại, bấm huyệt đã được khoa học chứng minh có thể tăng cường sức khỏe, thuyên giảm các triệu chứng bệnh lý và thực hiện đúng còn là cách giải rượu hiệu quả, giảm đau đầu, buồn nôn, nôn ói và lo lắng. Như vậy, khi lỡ quá chén, day bấm huyệt giải rượu tại các vị trí như trên có thể giúp mau chóng hồi phục tại nhà một cách an toàn.

Nguồn tham khảo: afterdrink.com, freedomchinesemedicine.com, timesnownews.com, thehealthyfoundation.ne

Cách làm giảm đau đầu khi căng thẳng

Bạn không muốn uống thuốc hoặc không có sẵn thuốc mỗi khi đau đầu? Nếu những viên thuốc giảm đau không phải là lựa chọn của bạn, hãy thử học cách bấm huyệt chữa đau đầu vừa đơn giản lại vừa tránh được các tác dụng phụ như buồn ngủ, nôn mửa, huyết áp cao…

Đau đầu do căng thẳng nói chung là một cơn đau lan tỏa, từ nhẹ đến trung bình trong đầu và thường được mô tả là cảm giác như có một vòng dây quấn chặt quanh đầu. Hiện có nhiều phương pháp điều trị và kiểm soát đau đầu do căng thẳng. Bài viết sẽ giúp bạn có được cách làm giảm đau đầu khi căng thẳng hiệu quả và sử dụng thuốc một cách hợp lý.

1. Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, những nguyên nhân của nó vẫn chưa được hiểu rõ. Đau đầu do căng thẳng là những cơn đau âm ỉ, căng tức hoặc có áp lực xung quanh trán hoặc sau đầu và cổ của người bệnh. Một số người nói rằng nó giống như cảm giác có một chiếc kẹp đang bóp chặt hộp sọ của họ. Chúng còn được gọi là đau đầu do căng thẳng và là loại phổ biến nhất đối với người trưởng thành. Đau đầu do căng thẳng có thể chia thành 2 loại :

  • Đau đầu căng thẳng từng đợt xảy ra ít hơn 15 ngày trong mỗi tháng.
  • Đau đầu căng thẳng mãn tính xảy ra nhiều hơn 15 ngày một tháng.

Các triệu chứng phổ biến của chứng đau đầu do căng thẳng bao gồm:

  • Đau hoặc áp lực nhẹ đến trung bình ở phía trước, trên cùng hoặc hai bên đầu
  • Đau đầu bắt đầu muộn hơn trong ngày
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Cáu gắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn
  • Đau cơ

Không giống như đau nửa đầu, những người bị đau đầu do căng thẳng sẽ không có các triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như yếu cơ hoặc mờ mắt. Và đau đầu do căng thẳng thường không dẫn đến tình trạng nhạy cảm nghiêm trọng với ánh sáng hoặc tiếng ồn, đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn….

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng đau đầu miễn là những nguyên nhân đó có thể gây ra tình trạng căng thẳng cho người bệnh. Một số người mắc chứng đau đầu căng thẳng do các cơ ở sau cổ và da đầu bị căng.

Đau đầu căng thẳng thần kinh
Căng thẳng gây đau đầu thường không có các triệu chứng thần kinh khác kèm theo

Trong đa số các trường hợp, đau đầu do căng thẳng được kích hoạt bởi những căng thẳng, áp lực từ công việc, trường học, gia đình, bạn bè hoặc các mối quan hệ khác. Những giai đoạn căng thẳng xuất hiện thường bắt đầu bởi một tình huống áp lực duy nhất hoặc sự tích tụ của căng thẳng. Căng thẳng hàng ngày không được giải quyết hoặc điều trị có thể dẫn đến tình trạng mãn tính. Các tác nhân gây ra đau đầu căng thẳng có thể bao gồm:

  • Nghỉ ngơi không đủ
  • Không duy trì đúng tư thế trong lúc nằm, ngồi hoặc làm việc
  • Căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc tinh thần, bao gồm cả trầm cảm
  • Lo lắng quá mức
  • Mệt mỏi
  • Ăn uống không đủ chất
  • Thiếu sắt
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffeine…
  • Các vấn đề về hàm hoặc răng
  • Mất nước
  • Bỏ bữa
  • Cảm lạnh, cúm hoặc viêm xoang

2. 4 cách để giảm đau đầu do căng thẳng

  • Hãy chú ý đến những điều cơ bản. Những điều cơ bản được đề cập đến ở đây bao gồm ngủ đủ giấc, không bỏ bữa, ăn uống và sinh hoạt điều độ để tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Kỹ thuật thư giãn. Các liệu pháp thư giãn thể chất và tâm lý có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng, miễn là chúng ta thực hành các kỹ thuật này thường xuyên. Các phương pháp vật lý bao gồm chườm nóng lên cổ và vai để thư giãn các cơ. Tập thể dục các vùng cơ này cũng giúp tăng cường sức mạnh và kéo căng chúng. Các bài tập hình ảnh có hướng dẫn giúp chúng ta tập trung sự chú ý vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể để thư giãn và giải tỏa căng thẳng cũng có thể hữu ích.
  • Phản hồi sinh học. Kỹ thuật thư giãn này đòi hỏi sự hướng dẫn đặc biệt nhưng có thể giúp mọi người tránh những cơn đau đầu do căng thẳng tái phát.
  • Phương pháp tiếp cận y tế.
Đau đầu căng thẳng thần kinh
Các liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm cơn đau đầu căng thẳng thần kinh

3. Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng

Một trong những phương pháp hàng đầu giúp cải thiện tình trạng đau đầu do căng thẳng là phòng ngừa vào không để chúng xảy ra.

Hãy thử các phương pháp điều trị này để làm cho cơn đau đầu của mình bớt nghiêm trọng hoặc ít thường xuyên hơn.

Tìm cách thư giãn và quản lý căng thẳng như:

  • Phản hồi sinh học
  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Châm cứu
  • Liệu pháp xoa bóp
  • Vật lý trị liệu
  • Thở sâu
  • Thiền
  • Yoga
  • Liệu pháp thôi miên

Thay đổi lối sống cũng có thể hữu ích. Những thay đổi trong lối sống sau có thể giúp chúng ta phòng ngừa đau đầu do căng thẳng hiệu quả:

  • Hạn chế căng thẳng. Cố gắng lập kế hoạch và thực hiện công việc một cách có tổ chức. Những việc giúp cơ thể được thư giãn, như mát-xa hoặc thiền, cũng có thể hữu ích.
  • Cố gắng tăng tốc độ bản thân. Nghỉ giải lao. Dành thời gian để làm những việc mình thích. Đối với một số người, việc thiền chánh niệm thay vì chạy theo những suy nghĩ lo lắng và sợ hãi – có thể hữu ích.
  • Xây dựng hệ thống hỗ trợ của riêng mình. Hãy dành thời gian cho những người mình yêu thương. Bạn cũng có thể muốn đặt lịch một số buổi trị liệu với chuyên gia trị liệu để tìm ra giải pháp và quản lý bất kỳ sự lo lắng hoặc trầm cảm nào mà mình có thể mắc phải.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên. Ít nhất 30 phút mỗi ngày trong năm ngày một tuần là thời gian tập luyện thể dục lý tưởng. Nó làm giảm căng thẳng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nó cũng giúp kéo dãn một số vùng cơ. Hãy chú ý đến hàm, cổ và vai. Đây là những khu vực chịu nhiều áp lực mà chúng ta có xu hướng giữ nhiều căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, việc đối phó với căng thẳng hàng ngày sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • Cải thiện tư thế. Một tư thế chuẩn và vững vàng có thể giúp giữ cho các cơ của bạn không bị căng. Khi đứng, giữ vai của mình về phía sau. Làm săn chắc bụng và mông. Khi ngồi, hãy đảm bảo rằng đùi của mình song song với sàn trong khi đầu và cổ không bị đổ về phía trước.
  • Uống nhiều nước. Nếu bị mất nước, bạn có nhiều khả năng bị đau đầu do căng thẳng. Uống đủ nước mỗi ngày, ngay cả khi không khát.
  • Ăn các bữa ăn cân bằng và đều đặn mỗi ngày. Bỏ bữa có thể gây ra đau đầu. Cố gắng ăn vào những thời điểm xác định mỗi ngày. Bổ sung thêm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của mình.
  • Hạn chế caffeine và rượu. Caffeine có thể gây kích thích và khiến chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Uống ít cà phê và trà cùng đồ uống giàu năng lượng và nước ngọt.
  • Hạn chế uống thuốc giảm đau. Sử dụng liều lượng nhỏ nhất có thể. Không dùng thuốc giảm đau nhiều hơn một hoặc hai lần một tuần.
  • Sử dụng một cuốn nhật ký ghi lại những khoảnh khắc cảm thấy đau đầu. Điều này sẽ giúp chúng ta phát hiện các yếu tố kích hoạt. Nó cũng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị. Khi bạn bị đau đầu, hãy ghi lại những thứ như ngày, giờ, bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào hoặc các triệu chứng khác, vị trí và cường độ của cơn đau, bạn đang làm gì, thuốc bạn đã dùng và thức ăn bạn đã ăn.
Giảm đau đầu căng thăng thần kinh
Ngủ đủ giấc giúp bạn đối phó với cơn đau đầu căng thẳng thần kinh tốt hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, health.harvard.edu, webmd.com

Khi nào bạn nên tránh bấm huyệt?

Khi nào bạn nên tránh bấm huyệt?

Bấm huyệt bàn chân ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tìm đến để giúp cơ thể thư giãn, thậm chí còn giúp chữa bệnh. Tuy nhiên, nên bấm huyệt lúc nào là phù hợp hay ai không nên bấm huyệt?

1. Bấm huyệt bàn chân là gì?

Bấm huyệt bàn chân là liệu pháp tạo áp lực nhẹ lên các điểm nhất định dọc theo bàn chân (bấm huyệt cũng có thể thực hiện trên tay hoặc tai) để giúp cơ thể thư giãn, dễ chịu. Khi cơ thể giảm căng thẳng sẽ hoạt động tốt hơn. Bấm huyệt kết nối các điểm huyệt bên ngoài và bên trong cơ thể, tương tự như châm cứu. Mặc dù, bấm huyệt cũng sử dụng tay để tạo áp lực, tuy nhiên, đó không phải là một hình thức của việc xoa bóp.

Cũng như những liệu pháp khác, bấm huyệt bàn chân chỉ đóng vai trò bổ sung cho các phương pháp điều trị y khoa, chứ không phải là phương pháp điều trị thay thế, bởi các nhà trị liệu bấm huyệt không thể đưa ra chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.

2. Lợi ích của bấm huyệt bàn chân

Bấm huyệt bàn chân có thể giúp bạn cảm thấy ít căng thẳng hơn, thoải mái hơn và tràn đầy năng lượng hơn. Nhưng liệu pháp này có thể mang lại lợi ích sâu hơn nếu bạn có một số vấn đề về sức khỏe.

Một số bệnh nhân cho biết họ cảm thấy ít đau và khó chịu hơn khi họ ít bị căng thẳng hơn nhờ bấm huyệt. Một số nghiên cứu về lợi ích tâm lý của liệu pháp này đã phát hiện ra rằng bấm huyệt bàn chân giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và giúp mọi người kiểm soát tình trạng của mình dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xem xét liệu bấm huyệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng cụ thể nào hay không. Hiện nay, lợi ích của bấm huyệt được biết đến là:

  • Giảm lo lắng trên những bệnh nhân phẫu thuật tim
  • Giảm đau khi chuyển dạ
  • Giảm các cơn đau khớp
  • Giảm mệt mỏi, khó chịu trên da và một số triệu chứng của bệnh đa xơ cứng
  • Giảm đau đớn về cả tinh thần lẫn thể xác do bệnh ung thư

Ngoài ra, bấm huyệt bàn chân cũng có thể giúp:

  • Cải thiện các vấn đề về xoang
  • Giảm đau lưng
  • Giảm táo bón
bấm huyệt lúc nào hiệu quả
Bạn nên lưu ý bấm huyệt lúc nào để đạt hiệu quả tốt nhất

3. Một buổi bấm huyệt bàn chân diễn ra như thế nào?

Để tìm hiểu và chắc chắn rằng liệu pháp bấm huyệt bàn chân là phù hợp với bạn thì các nhà trị liệu sẽ bắt đầu bằng cách đặt các câu hỏi về sức khỏe, những thực phẩm thường dùng, lối sống và bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác. Dựa vào câu trả lời, nhà trị liệu sẽ quyết định và lựa chọn bấm huyệt ở chân hay cần kết hợp với tay, tai. Nếu có thắc mắc nào về liệu pháp, hãy đặt câu hỏi cho nhà trị liệu lúc này.

Bấm huyệt thường được cung cấp tại các dịch vụ spa, mát xa. Vì vậy, phòng bấm huyệt bàn chân có thể sẽ có khung cảnh và âm nhạc nhẹ nhàng, thư giãn, kết hợp với ánh sáng yếu và một chút tinh dầu. Để thực hiện bấm huyệt, bạn có thể nằm trên bàn mát xa hoặc ngồi trên ghế tựa. Có thể mặc quần áo nhưng hãy mặc loại trang phục giúp bạn thoải mái để cảm thấy thư giãn hơn.

Nhiều chuyên gia bấm huyệt sẽ bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng thoa dầu hoặc kem lên bàn chân của bạn. Tiếp theo, họ sẽ tạo áp lực từ nhẹ đến vừa phải lên từng bàn chân với những kỹ thuật khác nhau.

Mỗi buổi bấm huyệt bàn chân thường diễn ra trong khoảng từ 30 – 60 phút. Trong khi bấm huyệt, bạn có thể cảm thấy thư thái đến mức chìm vào giấc ngủ hoặc cảm thấy cảm xúc dâng trào khi năng lượng di chuyển trong cơ thể. Sau đó, bạn có thể cảm thấy tràn đầy sinh lực hoặc cảm giác bình tĩnh.

Bấm huyệt có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và thường xuyên như một biện pháp “điều chỉnh” để giúp chữa bệnh. Bạn cũng có thể hỏi chuyên gia bấm huyệt về việc tự thực hiện bấm huyệt tại nhà giữa những lần khám hoặc sử dụng dụng cụ, thiết bị thay thế.

Ngoài bấm huyệt bàn chân, bấm huyệt ở tay trong khoảng thời gian 5 phút cũng mang lại một số lợi ích và hoạt động này có thể dễ dàng thực hiện bất cứ lúc nào cảm thấy căng thẳng, ngay cả khi đang làm việc.

Bấm huyệt bàn tay có thể đơn giản bằng việc sử dụng một bàn tay để nắm chặt từng ngón tay của bàn tay kia, bắt đầu với ngón cái và ngón trỏ, giữ từ 1 – 2 phút trước khi chuyển sang ngón tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chạm đến ngón út, sau đó đổi tay và lặp lại.

4. Bấm huyệt bàn chân hoạt động như thế nào?

Có nhiều lý thuyết khác nhau về cách thức chính xác mà bấm huyệt bàn chân hoạt động, nhưng dựa trên khái niệm chính thì tất cả các vùng khác nhau của bàn chân đều có liên quan đến bộ phận cụ thể trên cơ thể và việc tạo áp lực lên một vùng của bàn chân có thể ảnh hưởng đến cơ quan đó.

Theo lý thuyết vùng, bàn chân được chia thành 5 vùng chạy từ ngón chân đến gót chân, ngón chân cái là vùng 1 và ngón út là vùng 5. Cơ thể được chia thành 10 vùng chạy từ đầu đến chân. Vùng 1 thẳng hàng với bên trái và bên phải vùng trung tâm của cơ thể và vùng 5 thẳng hàng với bên trái và phải của cơ thể. Khi bấm huyệt bàn chân tức là tạo áp lực lên vùng 1 ở bàn chân và nó có thể làm giảm đau ở phần cơ thể liên kết với vùng đó.

Một lý thuyết khác cho rằng bấm huyệt hoạt động bằng cách kích thích hệ thần kinh. Khi ấn vào các vùng của bàn chân một cách nhẹ nhàng và êm dịu sẽ kích thích các dây thần kinh ở vùng đó truyền tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương và giúp cơ thể thư giãn, tác động tích cực đến nhịp thở, lưu lượng máu, phản ứng miễn dịch, …

Trong khi đó, một giả thuyết khác lại cho rằng bấm huyệt bàn chân bù đắp cách thức não bộ ghi nhận những cơn đau. Khi mát xa bàn chân, cảm giác thư giãn có thể giúp giảm đau, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, khiến cơ thể cảm nhận cơn đau ít sâu sắc hơn.

Ngoài ra, cũng một giả thuyết khác cho rằng cơ thể chứa nguồn năng lượng quan trọng bị tác động khi chúng ta thấy căng thẳng. Nếu không làm gì đó để giảm bớt căng thẳng, cơ thể sẽ không hoạt động tốt như bình thường và có thể dẫn đến đau nhức hoặc ốm yếu. Khi đó, bấm huyệt được xem là phương pháp giúp duy trì dòng chảy của năng lượng quan trọng bên trong cơ thể.

Bấm huyệt bàn chân hoạt động như thế nào
Bấm huyệt bàn chân có liên quan đến bộ phận cụ thể trên cơ thể

5. Bấm huyệt lúc nào thì phù hợp?

Hầu hết mọi người kể cả những bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện đều có thể nhận được những lợi ích nhất định khi bấm huyệt. Một nghiên cứu trên phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn muộn cho thấy bấm huyệt an toàn ngay cả đối với những người bị bệnh nặng.

Tuy nhiên, không phải bấm huyệt lúc nào cũng phù hợp. Những đối tượng sau cần tránh bấm huyệt trong một số thời điểm:

  • Mắc bệnh gout, cơ thể đang phục hồi phục sau khi chấn thương ở bàn chân, phụ nữ đang mang thai, huyết khối vì bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
  • Mắc bệnh mãn tính, hoặc bệnh ảnh hưởng đến bàn chân như viêm khớp ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Nếu muốn bấm huyệt bàn chân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện và thay vì ở chân, bạn có thể thực hiện bấm huyệt ở tay hoặc tai.

Dù thực hiện bấm huyệt bàn chân ở đâu, hãy lựa chọn cơ sở dịch vụ và chuyên gia bấm huyệt có uy tín, được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt, nếu đang mắc một số bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chân, bạn cần tránh bấm huyệt.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón

Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong Y Học Cổ Truyền, có nhiều phương pháp trị bệnh khác nhau, bên cạnh điều trị nguyên nhân, thay đổi lối sống thì xoa bóp bấm huyệt trị táo bón là phương pháp hiệu quả, thường được áp dụng.

1. Nguyên nhân gây táo bón

Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: thiếu chất xơ, ít nước
  • Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu (những chất này đều chứa caffein có tác dụng lợi tiểu, khiến người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn gây ra táo bón);
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng), đường tinh luyện;
  • Nhịn đi vệ sinh (có nghĩa là khi có cảm giác mắc đi tiêu nhưng người bệnh bỏ qua, có thể là do ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay do bận rộn)… Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian, người bệnh có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón;
Làm thế nào để hết táo bón sau sinh?
Táo bón dễ găp ở người ít vận động
  • Ít vận động
  • Mang thai: Áp lực của tử cung đè lên ruột, thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm chậm vận động ruột, thay đổi chế độ ăn, vết nứt hậu môn, trĩ, uống thuốc sắt có thể gây ra tình trạng táo bón khi mang thai.
  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng acid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi (verapamil), thuốc chống viêm không steroid, thuốc có chứa chất gây nghiện (codein, morphin), một số loại thuốc hướng tâm thần, thuốc chống co giật
  • Người cao tuổi

2. Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón được chỉ định với các trường hợp táo bón cơ năng, chống chỉ định ở người có dấu hiệu tắc ruột, dính ruột.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành xoa, xát, miết, day, nhào vùng bụng bệnh nhân, bấm tả các huyệt:

  • Hợp cốc
  • Trung quản
  • Đại trường du
  • Đới mạch
  • Chương môn
  • Nhật nguyệt
  • Đại hoành
  • Thiên khu
  • Thứ liêu
  • Hạ quản
  • Kỳ môn
  • Quan nguyên: dưới rốn 3 tấc

Day bổ các huyệt: Tam âm giao (vị trí ở đỉnh mắt cá trong đo lên 3 tấc, sát bờ xương chày), túc tam lý (vị trí từ dưới lõm ngoài xương bánh chè (độc tỵ) đo xuống 3 tấc, cách mào xương chày 1 khoát ngón tay về phía ngoài).

Liệu trình được tiến hành như sau: xoa bóp thực hiện 30 phút/lần/ngày, mỗi liệu trình điều trị từ 2 – 4 lần, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh. Có thể tiến hành 2-3 liệu trình liên tục.

Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón được sử dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền.

3. Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón

Xoa bóp bấm huyệt trị táo bón là phương pháp tác động từ bên ngoài để giúp lưu thông khí huyết và dùng lực tác động thúc đẩy nhu động ruột. Để trị táo bón hiệu quả, cần kiên trì phương pháp điều trị nhiều ngày theo phác đồ của bác sĩ Y Học Cổ Truyền, bên cạnh đó cần thay đổi lối sống như có chế độ ăn phù hợp, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm lên men như sữa chua, hạn chế những thực phẩm cay nóng, giảm các chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng), tập thể dục thường xuyên.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt

Chứng đầy bụng khó tiêu là một vấn đề của hệ tiêu hóa rất thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Có nhiều phương pháp để giảm bớt cảm giác khó chịu này, trong đó chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt mà một phương pháp hiệu quả mà không cần phải sử dụng thuốc.

Chứng đầy bụng khó tiêu là một vấn đề của hệ tiêu hóa rất thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Có nhiều phương pháp để giảm bớt cảm giác khó chịu này, trong đó chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt mà một phương pháp hiệu quả mà không cần phải sử dụng thuốc.

1. Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt được không?

Chứng đầy bụng khó tiêu là một bất thường rất phổ biến hiện nay liên quan đến thói quen ăn uống. Theo Đông y, đầy bụng khó tiêu thuộc nhóm bệnh vị quản thống (đau dạ dày) và ấu thổ (nôn mửa).

Vì vậy, chữa đầy bụng khó tiêu có thể áp dụng một biện pháp truyền thống của Y Học Cổ Truyền là xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp điều trị thông qua việc sử dụng bàn tay tác động lên các kinh huyệt trong cơ thể. Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng tăng cường lưu thông máu, điều hòa khí huyết và giải phóng ứ trệ trong cơ thể, mang lại kết quả khả quan trong việc chữa đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra, chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt hiệu quả là nhờ vào việc kích thích các nhu động đường ruột, tăng co bóp dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn suôn sẻ và thông thoáng hơn.

Hệ tiêu hóa
Xoa bóp bấm huyệt giúp thức ăn tiêu hóa suôn sẻ và nhanh hơn

2. Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt như thế nào?

2.1. Xoa bóp chữa đầy bụng khó tiêu

Để chữa đầy bụng khó tiêu, bệnh nhân nên được xoa bóp vào vị trí của kinh Tam tiêu với 3 phần khác nhau là Hạ tiêu, Trung tiêu và Thượng tiêu.

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp được thực hiện khi bệnh nhân nằm ngửa trên giường, 2 chân co nhẹ lại. Nên tiến hành xoa bóp vào buổi sáng và buổi tối, lặp lại đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

  • Xoa Hạ tiêu: Người thực hiện nắm tay thuận lại, tay còn lại úp lên trên. Tiến hành xoa bóp phần cuống dạ dày (Hạ tiêu) khoảng 10-20 lần theo hình tròn sau đó tiếp tục xoa ngược chiều lại khoảng 10-20 lần.
  • Xoa Trung tiêu: Động tác tương tự khi xoa bóp Hạ tiêu ở vị trí thân dạ dày.
  • Xoa Thượng tiêu: Một tay úp lên ngực, tay còn lại chồng lên trên để tạo lực. Tiến hành xoa bóp theo vòng tròn trên ngực theo một chiều và lặp lại với chiều ngược lại khoảng 10-20 lần
  • Vuốt cạnh sườn: Dùng tay vuốt nhẹ nhàng từ xương sườn cụt đến mỏm xương ức khoảng 10 lần mỗi bên.
  • Vuốt bụng: Nắm 2 bàn tay, vuốt nhẹ từ vùng Hạ tiêu, Trung tiêu lên Thượng tiêu từ 5-10 lần.

2.2. Bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu

Bấm huyệt là phương pháp sử dụng ngón tay để tác động đến các huyệt vị trong cơ thể. Bấm huyệt mang lại hiệu quả cao hơn trong điều hòa khí huyết, giảm đau và chữa đầy bụng khó tiêu. Tuy nhiên, không nên chỉ bấm huyệt mà không xoa bóp vì có thể làm bầm tím, sưng đau các huyệt vị. Một số huyệt vị chữa đầy bụng khó tiêu:

  • Huyệt Túc tam lý: Vị trí nằm ở mặt ngoài gối, khoảng 3 thốn dưới bánh xương chè. Bấm huyệt này giúp thông kinh lạc, bổ hư nhược, lý tỳ vị và điều trung khí.
Huyệt túc tam lý
Vị trí huyệt Túc tam lý trên cơ thể
  • Huyệt Công tôn: Vị trí nằm ở mặt trong bàn chân, nơi giao nhau của thân và đầu xương ngón cái. Bấm huyệt này giúp ích tỳ vị, giúp chữa đầy bụng khó tiêu do dạ dày hư yếu.
  • Huyệt Hợp cốc: Vị trí ở chỗ lõm giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Bấm huyệt này giúp khu phong, giải nhiệt, thanh tiết phế khí và thông giáng trường vị.
  • Huyệt Thái xung: Vị trí của huyện nằm giữa khe bàn chân của ngón cái và ngón trỏ, tác động vào huyệt này giúp ký huyết, tức can dương, bình can, chủ trị các chứng phù thũng, tiêu hóa.
  • Huyệt Tam âm giao: Nằm ở mặt trong xương chày, từ đỉnh mắt cá nhân đo lên khoảng 3 thốn.
  • Huyệt Trung quản: Huyệt cách rốn khoảng 4 thốn đi lên và nằm giữa hai bên bờ sườn. Bấm huyệt Trung Quản có tác dụng chữa đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua, nôn mửa,…
  • Huyệt Nội quan: Vị trí ở mặt trong cổ tay, đo từ cổ tay lên 2 thốn. Bấm huyệt vị trí này giúp định tâm, an thần, trấn thống và lý khí.
  • Huyệt Đản trung: Huyệt nằm ở giữa đường ngang nối 2 đầu núm vú với bờ xương ức. Huyệt này chủ trị đầy bụng hoặc đau ngực, ít sữa, hen suyễn.
  • Huyệt Phong long: Nằm khoảng 8 thốn trên đỉnh mắt cá chân ngoài.
  • Huyệt Hạ quản: Huyệt nằm thẳng trên rốn khoảng 2 thốn. Bấm huyệt Hạ quản giúp tiêu khí trệ, trợ vận hóa trường vị, chủ trị chữa đầy bụng khó tiêu, cổ trướng, đau dạ dày…
  • Huyệt Toàn cơ: Huyệt nằm ở giữa hai bờ của xương quai xanh.
  • Huyệt Thượng quản: Huyệt nằm cách lỗ rốn 5 thốn đo thẳng lên.
  • Huyệt Nội đình: Huyệt nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3.
  • Huyệt Vị du: Huyệt nằm bên dưới gai đốt sống lưng thứ 12, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Đây là huyệt vị chuyên điều trị bệnh viêm loét dạ dày, sa dạ dày, liệt cơ bụng và tiêu chảy mãn tính.
  • Huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt nằm ở mặt ngoài bắp chân, nằm ở chỗ lõm dưới đầu nhỏ của xương mác.
  • Huyệt Tỳ du: Vị trí ở dưới gai đốt sống lưng thứ 11, đo ngang khoảng 1.5 thốn.
  • Huyệt Chương môn: Huyệt nằm ở đầu xương sườn thứ 11.
bấm huyệt
Vị trí một số huyệt thường dùng ở vùng ngực bụng

3. Những lưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt

3.1. Không xoa bóp bấm huyệt cho phụ nữ có thai

Một chống chỉ định của phương pháp xoa bóp bấm huyệt chính là phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang thai muốn chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3.2. Xoa bóp bấm huyệt nên thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín

Xoa bóp bấm huyệt không phải là một phương pháp đơn giản mà ai cũng có thể tự thực hiện được. Do đó, hạn chế xoa bóp bấm huyệt tại nhà để chữa đầy bụng khó tiêu mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín, vừa mang lại hiệu quả cao và tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

3.3. Không thực hiện khi chưa nắm rõ các huyệt vị

Sẽ rất nguy hiểm nếu chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt mà không nắm rõ vị trí cũng như tác dụng của các huyệt vị.

3.4. Vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay trước khi bấm huyệt

Việc này sẽ tránh được những tổn thương xây xác không đáng có, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng khi tay sạch sẽ.

Nước rửa tay khô có tác dụng diệt khuẩn thế nào?
Vệ sinh và cắt móng tay sạch sẽ trước khi bấm huyệt

3.5. Không xoa bóp bấm huyệt ở vùng da bị lở loét, nhiễm trùng

Những vị trí huyệt vị đang có vết thương, lở loét hoặc nhiễm trùng thì không được xoa bóp bấm huyệt để tránh làm tình trạng tồi tệ hơn.

3.6. Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt chỉ mang hiệu quả tức thời

Quan trọng nhất vẫn là cần tìm ra nguyên nhân để điều trị triệt để giúp khả năng hồi phục của người bệnh cao hơn.

3.7. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không ăn thức ăn cay nóng, thức uống chứa cồn và chất kích thích hoặc nước có gas. Lối sống lành mạnh, hạn chế thức khuya, tránh các căng thẳng quá mức, tập luyện thể thao nhẹ nhàng giúp tăng sức đề kháng cơ thể. Các biện pháp trên cũng giúp chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả không kém gì xoa bóp bấm huyệt.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official