Cách chữa da bị nhiễm corticoid

Hiện nay, nhiều phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có chứa hàm lượng Corticoid cao nhằm loại bỏ tàn nhang, tăng độ sáng cho da. Tuy nhiên, thói quen này làm cho da ngày càng bị nhiễm corticoid, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng cấu trúc của da. Vậy tình trạng này thực chất là gì và khi da bị nhiễm corticoid phải làm sao?

Hiện nay, nhiều phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có chứa hàm lượng Corticoid cao nhằm loại bỏ tàn nhang, tăng độ sáng cho da. Tuy nhiên, thói quen này làm cho da ngày càng bị nhiễm corticoid, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng cấu trúc của da. Vậy tình trạng này thực chất là gì và khi da bị nhiễm corticoid phải làm sao?

Hiện nay, nhiều phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có chứa hàm lượng Corticoid cao nhằm loại bỏ tàn nhang, tăng độ sáng cho da. Tuy nhiên, thói quen này làm cho da ngày càng bị nhiễm corticoid, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng cấu trúc của da. Vậy tình trạng này thực chất là gì và khi da bị nhiễm corticoid phải làm sao?
Hiện nay, nhiều phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có chứa hàm lượng Corticoid cao nhằm loại bỏ tàn nhang, tăng độ sáng cho da. Tuy nhiên, thói quen này làm cho da ngày càng bị nhiễm corticoid, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng cấu trúc của da. Vậy tình trạng này thực chất là gì và khi da bị nhiễm corticoid phải làm sao?

1. Da bị nhiễm corticoid là gì?

Corticoid là một loại hormone steroid được sản xuất bởi vỏ thượng thận, dạng tổng hợp của Corticoid thường dùng là nhóm thuốc kháng viêm steroid. Ngoài được sử dụng như một loại thuốc uống hay thuốc tiêm, Corticoid còn bào chế được dưới dạng kem thoa hoặc thuốc mỡ và được sử dụng nhiều trong chuyên khoa da liễu.

Hiện nay, những sản phẩm có chứa Corticoid thường được bán rộng rãi trên thị trường, bất cứ ai cũng có thể mua về và sử dụng với những mục đích khác nhau.

Da bị nhiễm Corticoid là tình trạng da bị tổn thương do quá trình tích tụ một hàm lượng Corticoid trong một thời gian dài khi bệnh nhân sử dụng các loại kem này bôi trực tiếp lên da. Biểu hiện hay gặp của da nhiễm Corticoid là mất đi hàng rào bảo vệ da, giãn mạch máu gây xung huyết, da đỏ, nóng, có nhiều mụn nhỏ li ti.

Da nhiễm Corticoid thường liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc có chứa corticoid như thuốc rượu, kem trộn… Những sản phẩm này thường trộn nhiều các loại hóa chất như kháng sinh, kháng viêm, Corticoid, Aspirin, Vitamin C, Vitamin EVitamin PPBecozymeLincomycin, Alpha arbutin, Acid SalicylicTretinoinHydroquinoneGlutathione, Lưu huỳnh… không theo một công thức cụ thể, về thường sản xuất trong môi trường thiếu vệ sinh. Do vậy, khi sử dụng các loại kem trong một thời gian dài sẽ để lại rất nhiều biến chứng trên da. Ngoài ra, da nhiễm Corticoid cũng có thể do bệnh nhân sử dụng kéo dài các thuốc bôi da có chứa Corticoid theo đơn của bác sĩ mà không tái khám.

2. Biểu hiện trên da khi nhiễm corticoid

Da nhiễm Corticoid có thể xuất hiện những triệu chứng theo từng mức độ khác nhau:

  • Độ 1: Thường xuất hiện ở bệnh nhân mới sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn, mức độ, liều lượng thấp. Khi này, da chỉ bị tổn thương nhẹ và các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa râm ran ở vùng đã từng thoa thuốc, bề mặt da có thể sần sùi nhẹ.
  • Độ 2: Giai đoạn viêm da cấp tính và có kèm theo một số triệu chứng như xuất hiện mụn nước như bị bỏng da, khi mụn nước này vỡ sẽ có thể gây đau và nhiễm trùng. Vùng da xung quanh cũng có thể bị tổn thương, da bị sần đỏ mãn tính, vùng da tổn thương sẽ thâm sạm sau khi những nốt mụn nước vỡ ra và khô lại.
  • Độ 3: Các tổn thương sẽ càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hệ mao mạch dưới da. Da luôn có cảm giác nóng ran, như bị kiến bò, vô cùng khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  • Độ 4: Da tăng tiết nhờn, xuất hiện nhiều mụn, kích thước lớn, đồng thời da nóng rát, rất khó chịu.
  • Độ 5: Tổn thương ở da ở mức nghiêm trọng nhất. Da đỏ và luôn có cảm giác châm chích, đau rát ngay cả khi không có tác động vào. Da cũng khô hơn và đóng vảy, có thể bong tróc thành từng mảng. Trên da xuất hiện mụn nước, bên trong có dịch vàng, biểu hiện nhiễm trùng và hoại tử da.

3. Các chữa da bị nhiễm corticoid

Tập thích nghi cho da quen với việc không sử dụng corticoid

Hãy giãn cách từ từ thời gian sử dụng sản phẩm có chứa Corticoid để da dần thích nghi với việc không sử dụng Corticoid, từ đó giúp da dần khỏe mạnh hơn. Khi đột ngột ngừng sử dụng, làn da sẽ ồ ạt xuất hiện các vết nám, mụn li ti, mụn mủ,… gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Lúc này, bệnh nhân nên giãn dần thời gian sử dụng cho đến khi không dùng nữa: từ bôi hàng ngày cách nhau 1 ngày, sau đó cách nhau 2 ngày, sau đó 1 tuần 1 lần và dừng lại. Thời gian giảm số lần bôi từ 1 đến 2 tuần tùy theo thời điểm và sức khỏe làn da của bệnh nhân.

Làm sạch da mặt

Dù da có bị nhiễm Corticoid hay không thì việc làm sạch da mặt cũng là bước quan trọng cần làm hàng ngày. Nó sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu trong lỗ chân lông, giúp da mặt sạch sẽ.

Tuy nhiên, làn da lúc nhiễm Corticoid thường rất yếu và nhạy cảm, vì thế không nên rửa mặt quá nhiều lần, cũng như sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn. Trong trường hợp da bị tổn thương quá nặng, bệnh nhân chỉ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt nhẹ nhàng.

Dưỡng da

Nếu da đang bị khô, bong tróc thì sử dụng dưỡng ẩm da là việc cần thiết. Thoa kem dưỡng ẩm từ 2 – 3 lần/ngày, nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc chuyên biệt cho da nhạy cảm, hạn chế hương liệu và chất tạo mùi. Tùy vào vùng da cần dưỡng như mặt, thân mình, tay chân mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

Lăn kim – peel da

Lăn kim – peel da là 2 phương pháp điều trị da nhiễm corticoid có xuất hiện mụn được các bác sĩ da liễu ưa chuộng. Liệu trình của phương pháp này có thời gian bao nhiêu buổi tùy thuộc vào mức độ nhiễm Corticoid trên da.

Sử dụng thuốc

Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm giúp cải thiện các triệu chứng trên da, các thuốc kháng Histamin, kháng sinh dự phòng và điều trị nhiễm trùng đi kèm, thuốc điều trị nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng.

Liệu pháp chăm sóc da

Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp hiện đại tại bệnh viện chuyên khoa như liệu pháp tiêm vi điểm, sử dụng các loại Vitamin có tính chống oxy hóa Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B2… thoa các chế phẩm tế bào gốc, dưỡng ẩm da… với mục đích nhằm giúp làn da phục hồi nhanh chóng hơn.

Sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học đặc biệt

Với tình trạng mụn do da bị nhiễm Corticoid, bác sĩ có thể sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học, có ánh sáng chớp cường độ năng lượng cao có dải bước sóng từ 400 – 700 nanomet và 870 – 1200 nanomet có tác dụng diệt các vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm hoạt động của tuyến bã từ đó giúp da phục hồi nhanh hơn.

4. Chăm sóc da đúng cách tại nhà

  • Dùng nước sạch hoặc các sản phẩm làm sạch da không có chất gây kích ứng. Cần thực hiện vệ sinh da mỗi ngày và đều đặn. Có thể chườm đá hoặc khăn mát để làm dịu da.
  • Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa MentholCamphor, Sodium lauryl sulfate…
  • Nếu đang dùng một sản phẩm nào đó mà trên da có dấu hiệu như khô, cảm giác châm chích, đau rát, da ngứa, bong vảy thì nên ngừng càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm trên da có tính tẩy rửa mạnh, đồng thời lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, lành tính, không có hương liệu và dịu nhẹ với làn da.
  • Không nên trang điểm hoặc sử dụng mỹ phẩm nào khi da đang bị tổn thương. Nếu bắt buộc phải trang điểm, nên lựa chọn những sản phẩm trang điểm dạng lỏng.
  • Không nên chạm tay vào những vùng da đang bị kích ứng. Tránh chà xát để hạn chế tổn thương da ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Không dùng tay sờ vào vùng bị tổn thương, không gãi, không tự bóc da, không nặn mụn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tăng cường uống nước ép trái cây, sinh tố, ăn nhiều rau xanh, đồng thời uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Kiêng và hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, cay nóng. Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc môi trường quá nóng, quá lạnh và khô, bị ô nhiễm, nhiều khói bụi và nấm mốc vì có thể gây hại cho làn da.
  • Che chắn làn da cẩn thận, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh căng thẳng, lo âu, giữ tinh thần thoải mái thì tình trạng da nhiễm Corticoid có thể cải thiện nhanh hơn.

Việc sử dụng bừa bãi và thường xuyên các loại mỹ phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc có thể làm tăng nguy cơ làm da bị nhiễm Corticoid. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng này và đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bệnh nhân khi phát hiện bất kỳ bất thường gì trên da, cần tham vấn với bác sĩ chuyên khoa da liễu, để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

tham khảo: Vinmec

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách chăm sóc da sau lăn kim

chăm sóc da sau lăn kim

Lăn kim là một thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu để kích thích lưu thông máu trên bề mặt da. Can thiệp này thường được thực hiện để cải thiện tình trạng sẹo mụn và tăng sản xuất collagen. Tuy nhiên, nguyên lý của lăn kim là chủ động gây tổn thương da, vì vậy người dùng cần thực hiện quy trình chăm sóc da sau lăn kim để củng cố hàng rào bảo vệ da khi lành lại.

1. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc da sau lăn kim

1.1. Tránh tiếp xúc với mặt trời

Làn da luôn sẽ nhạy cảm hơn nhiều với ánh nắng mặt trời trong vài tuần sau khi điều trị lăn kim. Để ngăn ngừa các tác dụng phụ, người dùng cần phải thực hiện các biện pháp cơ học giúp tránh nắng mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy, bác sĩ sẽ không ủng hộ việc sử dụng kem chống nắng ngay sau khi làm thủ thuật, vì các kênh da hoàn toàn mở rộng và sẽ hấp thụ bất cứ thứ gì được thoa lên.

Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể thoa kem chống nắng có thành phần giàu khoáng chất khi da đã lành, tức trong khoảng 24 giờ sau khi điều trị lăn kim. Điều này để ngăn ngừa các sắc tố không mong muốn và những thương tổn trên da do tia cực tím gây ra.

2.2. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cần thiết

Nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt để chăm sóc da sau khi thực hiện lăn kim đã được trình bày và chứng minh hiệu quả khá tốt. Các sản phẩm này được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm kích ứng và đổi màu da sau khi làm thủ thuật.

2.3. Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa “thành phần hoạt tính”

Do quy trình lăn kim sẽ khiến da ở trạng thái rất nhạy cảm, vì vậy người dùng sẽ được bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến cáo tránh tất cả các sản phẩm chăm sóc da có chứa “thành phần hoạt tính” như retinol, axit alpha hydroxyl và vitamin C.

Tuy vậy, các sản phẩm này có thể xem xét áp dụng trở lại trong chế độ chăm sóc da sau lăn kim 3-5 ngày hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ trị liệu.

chăm sóc da sau lăn kim
Dùng sản phẩm dưỡng da chứa thành phần hoạt tính trong chế độ chăm sóc da sau lăn kim.

2.4. Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm sau khi lăn kim

Không trang điểm trong vòng ít nhất 24 – 48 giờ sau khi làm thủ thuật lăn kim. Bởi việc sử dụng sản phẩm trang điểm có thể gây kích ứng trên vùng da hở, nguy cơ cao bị nhiễm trùng da.

2.5. Tránh các hoạt động thể lực

Quy trình lăn kim sẽ gây nóng, kích thích da để tự chữa lành tự nhiên. Do vậy, nếu đổ mồ hôi hoặc tham gia bất kỳ hoạt động thể lực nào khiến da bị nóng, sẽ tạo điều kiện cho phép vi khuẩn xâm nhập. Hệ quả có thể dẫn đến nhiễm trùng, mẩn đỏ kéo dài hoặc các phản ứng có hại cho da.

2.6. Không dùng bất kỳ các thuốc kháng viêm nào

Trước và ngay sau quy trình lăn kim trên da, người dùng phải tuyệt đối tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen. Nguyên nhân không nên dùng các loại thuốc này là do chúng sẽ cản trở quá trình viêm tự nhiên cần thiết để trẻ hóa làn da một cách tối ưu.

2.7. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Thay sản phẩm hoạt tính bằng các chất tẩy rửa và kem dưỡng da dịu nhẹ. Mục đích là để giữ cho làn da sạch sẽ, tránh khô và bong tróc do các sang chấn sau lăn kim gây ra.

Đối với cơ địa có làn da dễ kích ứng, cần kiểm tra sản phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi bôi trực tiếp diện rộng trên da, nhằm tránh gây thêm thương tổn.

2.8. Sử dụng collagen kích thích peptides

Các peptide có vai trò kích thích collagen giúp làn da chuẩn bị và phục hồi sau liệu trình, do đó đây là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc da sau lăn kim.

Các peptide này hoạt động bằng cách hỗ trợ kích thích sản xuất collagen và tăng cường hiệu quả của việc điều trị da.

2.9. Áp dụng mặt nạ làm mát mặt

Người dùng có thể gặp tình trạng kích ứng da sau khi thực hiện lăn kim. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên nhủ nên sử dụng các mặt nạ làm mát để giảm viêm và mẩn đỏ, đồng thời giúp da cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

2.10. Đừng quên uống đủ nước

Việc uống đủ nước có thể thực hiện một cách đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả vượt trội. Nước nên được uống cả trước và sau khi làm thủ thuật.

Giữ đủ nước trong làn da sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành những tổn thương da và trẻ hóa da nhanh hơn.

Tóm lại, chăm sóc da sau lăn kim có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong kết quả điều trị. Hơn nữa, quy trình chăm sóc da sau lăn kim hợp lý, đúng cách không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu mà còn bảo vệ da khỏi bị tổn thương khi lành lại. Vì vậy, người dùng nên chăm sóc da và thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả

trị mụn bằng lá tía tô

Lá tía tô không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn chứa một số thành phần có tác dụng tốt cho da. Vì thế, tía tô được ứng dụng nhiều trong chăm sóc sắc đẹp với các mục đích như chống lão hoá, trị nám da và điều trị mụn. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một số cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả.

1. Công dụng lá tía tô trong điều trị mụn

Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng trong chăm sóc sắc đẹp chẳng hạn như:

  • Chống lão hoá da: Lá tía tô chứa thành phần giúp giảm sự tổn thương và chết tế bào, tác động lên một số cơ chế gây hại cho da của tia cực tím, ức chế phản ứng viêm. Đồng thời, điều chỉnh các chỉ số melanin giúp kiểm soát sự tăng sắc tố bất thường do lão hoá và cải thiện kết cấu da.
  • Giữ ẩm cho da: Khi dùng lá tía tô đắp mặt thường xuyên sẽ đem lại công dụng duy trì hàng rào bảo vệ giúp da ít bị mất nước hơn.
  • Điều trị mụn: Lá tía tô có đặc tính khử trùng, kiểm soát các chủng vi khuẩn gây ra mụn nhọt từ đó cải thiện được làn da bị mụn trứng cá.
  • Làm dịu da viêm: Khi xông mặt bằng lá tía tô, axit linoleic trong lá hấp thu qua da, có khả năng làm dịu các vết viêm.
  • Chữa lành và phục hồi vùng da bị tổn thương: Các polyphenol trong tía tô nhất là triterpenoids và axit rosmarinic giúp chữa lành làn da bị tổn thương do mụn, đó chấn thương và do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vì có nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể như trên, lá tía tô được sử dụng để trị mụn và làm đẹp da với nhiều cách từ dùng ngoài cho đến cả uống trong.

2. Cách làm mặt nạ lá tía tô chữa mụn

2.1 Cách trị mụn bằng lá tía tô

  • Lựa ra khoảng hai nắm lá tía tô hơi già, rửa sạch bụi bẩn rồi xay nhuyễn gạn lấy phần nước cốt.
  • Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang chấm nước tía tô đã chuẩn bị lên nốt mụn.
  • Phần bã lá tía tô còn lại có thể sử dụng để đắp lên toàn bộ mặt. Giữ nguyên mặt nạ trong 15 đến 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Nếu tình trạng mụn chỉ ở mức độ nhẹ, thực hiện cách trị mụn bằng lá tía tô này khoảng 2 lần mỗi tuần. Với những tình trạng mụn nặng, nhiều mụn viêm, thực hiện mỗi ngày một lần.

2.2 Cách làm mặt nạ lá tía tô trị mụn kết hợp với mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu làm mặt nạ gồm:

  • Lá tía tô hơi già đã rửa sạch 1 nhúm
  • Mật ong nguyên chất 2 muỗng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch mặt của bạn với nước ấm.
  • Bước 2: Đắp mặt nạ lá tía tô tương tự như cách làm khi sử dụng mỗi lá tía tô trên.
  • Bước 3: Chờ trong 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm, dùng khăn mềm lau khô mặt.
  • Bước 4: Bôi đều mật ong nguyên chất lên da mặt, nhất là tại vùng da bị nám.
  • Thư giãn trong 10 phút, sau đó rửa lại da mặt với nước sạch.

Thực hiện cách trị mụn bằng lá tía tô này đều đặn hàng tuần để có được làn da sáng mịn, trắng hồng.

2.3 Mặt nạ lá tía tô và chanh

Cách làm mặt nạ tía tô trị mụn này như sau:

  • Hai thìa nước cốt chanh tươi vừa vắt
  • Một nhúm lá tía tô hơi già đã rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn.
  • Trộn phần lá tía tô đã xay nhuyễn với nước cốt chanh.
  • Đắp hỗn hợp vừa trộn lên mặt và chờ trong thời gian khoảng 10 phút.
  • Rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
  • Đắp mặt nạ lá tía tô trị mụn này lặp lại mỗi tuần 2 đến 3 lần.

2.4 Cách làm mặt nạ tía tô trị mụn với sữa chua

  • Để thực hiện phương pháp này, chuẩn bị một nắm lá tía tô, rồi rửa sạch để ráo nước rồi mang đi giã hoặc xay nhuyễn.
  • Vắt lấy nước cốt và trộn thêm vào 2 thìa cà phê sữa chua không đường.
  • Làm sạch mặt, rồi phết đều mặt nạ sữa chua tía tô lên da.
  • Nằm yên thư giãn trong 20 phút rồi rửa nhẹ lại mặt và mát xa mặt với nước ấm.

3. Cách trị mụn bằng uống nước lá tía tô

Lấy 3 lạng lá tía tô rửa sạch, đem xay với khoảng nửa lít nước, vắt lấy phần nước uống mỗi ngày sẽ giúp mang lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh, ít mụn nhọt. Khi mới sử dụng bạn có thể chưa quen và cảm thấy khó uống vì mùi khá nồng, tuy nhiên sau 4 đến 5 lần sử dụng bạn sẽ quen dần.

Phần bã còn lại đừng vội bỏ đi, bạn có thể tận dụng để đắp nó lên mặt trong 30 phút. Thực hiện cách trị mụn bằng tía tô này mỗi ngày một lần để thấy được hiệu quả nhanh chóng.

4. Xông lá tía tô trị mụn

  • Làm sạch da mặt bằng chất tẩy rửa dịu nhẹ hoặc tẩy trang trước khi xông để lỗ chân lông dễ giãn nở ra và hấp thụ dưỡng chất từ lá tía tô hơn.
  • Đầu tiên, chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đã rửa sạch, cho vào nồi với 2 lít nước và đun sôi. Sau đó, đổ nước lá tía tô đã đun ra chậu, cho thêm ít muối hạt và nước cốt quả chanh, khuấy đều hỗn hợp này cho đến khi tan hết muối.
  • Đưa mặt lên trên chậu nước rồi trùm khăn trên đầu và bắt đầu xông hơi.
  • Mỗi lần xông từ 20 đến 30 phút, thực hiện cách này với tần suất 2 -3 lần một tuần.

Trên đây là một số phương pháp dùng lá tía tô để khắc phục tình trạng da mụn tại nhà. Bạn có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp chúng để nâng cao hiệu quả. Nếu đã sử dụng các cách trị mụn bằng lá tía tô trong thời gian dài nhưng mụn vẫn vậy hoặc nặng hơn, bạn có thể thay đổi phương pháp điều trị hoặc đến gặp những người có chuyên môn về da liễu để được tư vấn kĩ hơn.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Lá tía tô đắp mặt có tác dụng trị nám?

lá tía tô có thực trị trị nám?

Lá tía tô đắp mặt là một bí quyết để chống lão hóa da hiệu quả tại nhà. Với hàm lượng axit béo thiết yếu và phytochemical cao, cây thảo dược này đã đặc biệt nổi bật trong các phương pháp điều trị lão hóa da mà không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ.

2. Các thành phần hóa học trong lá tía tô trị nám

Để hiểu lá tía tô trị nám cũng như có thể chống lão hóa da như thế nào, trước tiên cần phải xem xét các thành phần quý giá của loại thảo dược này. Chủ yếu có 2 nhóm thành phần liên quan đến việc ngăn ngừa lão hóa da trong lá tía tô, gồm các loại axit béo và hóa chất thực vật như sau:

  • Axit Omega 3 hoặc Alpha Linolenic: Omega 3 tốt cho da liễu. Còn Axit alpha linolenic hoặc ALA, khi được sử dụng tại chỗ bằng cách dùng lá tía tô xông mặt hoặc đắp có thể cung cấp một hàng rào bảo vệ da tích hợp chống lại bức xạ cực tím, chống viêm, dưỡng và phục hồi da quan trọng;
  • Omega 6 hoặc axit linoleic: 2 hoạt chất này hoạt động như một hàng rào bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại bên ngoài, đồng thời có đặc tính dưỡng ẩm và nuôi dưỡng giúp làn da trở nên căng mọng. Omega 6 cũng có thể làm sáng da tăng sắc tố do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương;
  • Omega 9 hoặc axit oleic: Có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm cho da khô và nhạy cảm;
  • Axit palmitic: Hoạt động như một chất làm mềm và giữ ẩm cho da khi dùng lá tía tô xông mặt;
  • Axit stearic: Cũng có tác dụng dưỡng ẩm cho da;
  • Polyphenol và flavonoid: Được biết đến với đặc tính chống oxy hóa để bảo vệ và phục hồi làn da khỏi tác hại của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, đảo ngược các dấu hiệu lão hóa như nám da. Chính vì vậy, dùng lá tía tô trị nám duy trì sẽ nâng cao chất lượng cũng như vẻ ngoài tổng thể của làn da.
  • Tocopherols (Vitamin E) và sterol: Ngoài là chất chống oxy hóa, tocopherols và sterol trong lá tía tô bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa và dưỡng ẩm cho da thông qua phục hồi và bổ sung cho làn da tính đàn hồi và dẻo dai.
  • Triterpenoids: Là các hợp chất của triterpenes và có các đặc tính chăm sóc da tuyệt vời như chữa lành vết thương, tăng sản xuất collagen và chống oxy hóa, do đó thúc đẩy quá trình sửa chữa và phục hồi da.
Những thành phần trong lá tía tô tác dụng tốt trong việc trị nám
Những thành phần trong lá tía tô tác dụng tốt trong việc trị nám

3. Lá tía tô trị nám và chống lão hóa da như thế nào?

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã tiến hành trên các mẫu da tiếp xúc với bức xạ tia cực tím, sau đó được điều trị bằng cách dùng lá tía tô đắp mặt hay xông để tìm hiểu tác dụng sau này trong việc cải thiện quá trình lão hóa do ảnh hưởng từ môi trường. Những thử nghiệm này cho thấy cách thức lá tía tô trị nám và chống lão hóa da như sau:

  • Ức chế tổn thương và chết tế bào: Các thành phần trong lá tía tô cho thấy giảm tổn thương và chết tế bào, trung hòa các gốc tự do, cân bằng căng thẳng oxy hóa.
  • Giảm điểm nếp nhăn: Khi tiếp xúc với tia cực tím, độ sâu và số lượng nếp nhăn trên da và các mảng tăng sắc tố da đã xuất hiện đáng kể nhưng chúng đã giảm khi điều trị bằng cách dùng lá tía tô đắp mặt. Việc điều trị này cũng làm giảm độ dày của da do tiếp xúc với tia cực tím.
  • Làm giảm mức beta-galactosidase: Beta-galactosidase là một loại enzyme có liên quan đến các tế bào già yếu. Da tiếp xúc với bức xạ tia cực tím làm tăng mức độ beta-galactosidase gây ra sự tích tụ của các tế bào già trong các mô da dẫn đến lão hóa da. Dùng lá tía tô đắp mặt sẽ đảo ngược tác động lão hóa này bằng cách ngăn chặn việc sản xuất enzyme.
  • Ức chế phản ứng viêm: Tiếp xúc với tia cực tím kích thích sản xuất MAP kinase, do đó gây viêm mạn tính, đổi màu da. Lá tía tô đã được tìm thấy có thể ức chế MAP kinase do tia cực tím gây ra, do đó chỉ ra vai trò của tía tô trị nám.
  • Ngăn chặn sự kích hoạt của các tế bào mast: Tiếp xúc với tia cực tím gây ra sự kích hoạt của các tế bào mast, dẫn đến phản ứng viêm gây tái cấu trúc chất nền ngoại bào của da và đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Các nghiên cứu cho thấy rằng tác dụng chống lão hóa của tía tô là kết quả của khả năng ngăn chặn sự kích hoạt tế bào mast.
  • Ức chế những thay đổi về hình thái và mô học của da: Tiếp xúc với tia cực tím làm tăng sản xuất collagenase và elastinase, từ đó dẫn đến tình trạng lão hóa da với các biểu hiện như da chảy xệ, nhăn nheo và chùng nhão. Điều trị bằng lá tía tô cho thấy giảm những thay đổi về hình thái da với việc giảm sản xuất collagenase và elastinase.
  • Điều chỉnh các chỉ số melanin: Khi tiếp xúc với tia cực tím, các chỉ số melanin trở nên không được kiểm soát, do đó dẫn đến sự xuất hiện của các tổn thương tăng sắc tố như tàn nhang hoặc vết nám mặt trời là các dấu hiệu lão hóa da. Lúc này, các nghiên cứu đã chứng minh lá tía tô tác dụng giảm sự không đồng nhất sắc tố, do đó làm giảm các dấu hiệu lão hóa thông qua tác dụng điều chỉnh các chỉ số melanin.
lá tía tô đắp mặt
Lá tía tô đắp mặt có thể giúp đem lại một số lợi ích cho da mặt

4. Các lợi ích lá tía tô tác dụng da liễu khác

Ngoài việc trị nám, lá tía tô còn mang lại các công dụng khác cho da như sau:

  • Dưỡng ẩm cho da: Dùng lá tía tô đắp mặt sẽ đem lại tác dụng duy trì hàng rào bảo vệ chống lại sự mất nước của da, do đó giữ ẩm và dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó, nếu lấy lá tía tô xông mặt, tinh dầu tía tô thấm sâu vào da, lấp đầy các vết nứt nẻ, giúp da trở nên mềm mại.
  • Điều trị da dễ bị mụn: Tác dụng tía tô trị mụn là nhờ vào đặc tính khử trùng, kiểm soát các chủng vi sinh vật gây ra mụn nhọt nên cải thiện làn da bị mụn trứng cá. Hơn nữa, lá tía tô cũng giúp sửa chữa làn da bị viêm và tổn thương do mụn trứng cá.
  • Làm dịu da bị viêm: Lượng axit linoleic hấp thu qua da khi dùng lá tía tô xông mặt có khả năng làm dịu các vết viêm. Đây là lý do tại sao dùng lá tía tô có triển vọng đối với làn da nhạy cảm.
  • Chữa lành và phục hồi da bị tổn thương: Các polyphenol, đặc biệt là axit rosmarinic và triterpenoids có trong lá tía tô giúp chữa lành làn da bị tổn thương do chấn thương, mụn trứng cá và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Làm trẻ hóa làn da: Dùng lá tía tô đắp mặt trong thời gian dài sẽ giúp làm trẻ hóa làn da, cải thiện kết cấu và vẻ ngoài tổng thể. Ngoài ra, các chất phytochemical như sterol khi lấy lá tía tô xông mặt sẽ giúp da linh hoạt, mềm mại, tươi trẻ và rạng rỡ hơn.
  • Làm sáng da và làm đều màu da: Nhờ vào công dụng tía tô trị nám, cách thức làm đẹp này sẽ kiểm soát sự tăng sắc tố bất thường do lão hóa gây ra, đem lại làn da trắng và đều màu hơn.

Tóm lại, những khám phá về lá tía tô tác dụng trong lĩnh vực da liễu điều trị tình trạng da lão hóa hay nám đã được nhiều người biết đến. Vì các lợi ích về da liễu đáng quý, chiết xuất từ lá tía tô đã được sử dụng trong các loại kem dưỡng da và xà phòng tự nhiên để làm dịu tình trạng viêm, điều trị mụn trứng cá và dưỡng ẩm cho. Với việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm này, làn da có thể trở nên sạch, dịu và săn chắc với vẻ ngoài tươi tắn hơn.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Bài thuốc đông y chữa ho có đờm

Từ xa xưa, sử dụng thuốc đông y để điều trị các bệnh đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi vẫn luôn được nhiều người bệnh lựa chọn. Vậy dùng thuốc đông y chữa ho có đờm được không? Cần lưu ý gì khi thuốc đông y chữa ho cho trẻ?

Từ xa xưa, sử dụng thuốc đông y để điều trị các bệnh đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi vẫn luôn được nhiều người bệnh lựa chọn. Vậy dùng thuốc đông y chữa ho có đờm được không? Cần lưu ý gì khi thuốc đông y chữa ho cho trẻ?

1. Những bài thuốc đông y chữa ho có đờm

1.1. Bài số 1

Bài thuốc tận dụng đặc tính làm dịu đau họng của các thảo dược có đặc tính cay nhẹ như tía tô, trần bì. Ngoài ra khi kết hợp với các thảo dược khác với nhau sẽ tăng khả năng kháng khuẩn, tránh tổn thương vòm họng, làm dịu cổ họng, giảm cơn ho.

Nguyên liệu: Trần bì (vỏ quýt) 10 gam, Xương bồ 12 gam, Ngân hoa 10 gam, Liên kiều 12 gam, Tang diệp 20 gam, Mạch môn 12 gam, Cỏ mực 20 gam, Thiên môn 16 gam, Tía tô 16 gam

Thực hiện:

  • Các dược liệu đem rửa sạch, phơi khô dưới điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Cho tất cả vào siêu thuốc đun lửa nhỏ với 500ml nước, để từ 25 đến 30 phút.
  • Khi thấy lượng nước thuốc chỉ còn 1⁄2 thì tắt bếp để nguội bớt, dùng uống dần trong ngày.

1.2. Bài số 2

Bài thuốc khái thấu này có vị ngọt dịu đến từ mơ muối, cam thảo và trần bì nên phù hợp với đa số người bệnh, đặc biệt với những sợ vị đắng. Tác dụng mang lại gồm long đờm, giảm ho, dịu cổ họng, bổ phế, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ hô hấp.

Nguyên liệu: Bạch dược 16 gam, Nam dương sâm 16 gam, Sâm đại hành 16 gam, Quất hồng bì 12 gam, Mơ muối 12 gam, Cam thảo 12 gam, Rễ chanh 12 gam, Thủy ngọc 10 gam, Xa tiền thảo 16 gam, Bạch mao căn 16 gam,

Thực hiện:

  • Các dược liệu đem rửa sạch, phơi khô. Các loại thảo dược tươi cần sao khô trước và phơi ngoài nắng.
  • Cho tất cả vào siêu thuốc đun lửa nhỏ với 400ml nước. Khi thuốc cô lại còn một nửa, thì rót ra bát để nguội uống 2 lần 1 ngày.
  • Kiên trì sử dụng 1 đến 2 tuần để có được hiệu quả.

1.3. Bài số 3

Bài thuốc trị ho đông y này đặc biệt phù hợp với bệnh ho do cảm lạnh, sốt cao, đau mỏi người, ho có đờm đặc, khàn tiếng. Vị cay của quế và hà thủ ô, kinh giới sẽ giúp thông mũi, làm dịu họng, bổ phế. Cam thảo làm gia tăng thêm vị ngọt cho bài thuốc. Ngoài ra, bạch truật đem lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Nguyên liệu: Tục huyền 12 gam, Khương giới 16 gam, Độc diệp thảo 12 gam, Mã kế 16 gam, Đương quy 16 gam, Vỏ quế 8 gam, Thiên niên kiện 10 gam, Giao đằng 16 gam, Bạch cự 10 gam, Xà hưu thảo 12 gam, Ngũ mai tử 10 gam, Xương bồ 16 gam, Cát cánh 16 gam, Cam thảo 12 gam.

Thực hiện:

  • Rửa sạch và đun sắc với 3 bát nước to trong vòng 45 – 1h.
  • Sau khi nước cạn chỉ còn 1 bát, đổ ra và chia đều uống trong ngày.
  • Ngày sử dụng 1 thang mỗi ngày uống 3 lần.

1.4. Bài số 4

Bài thuốc có tác dụng giảm ho, giảm sưng họng, tiêu viêm, kháng khuẩn. Phù hợp điều trị ho gió, ho khan, lâu ngày không khỏi. Một số trường hợp sốt cũng có thể sử dụng bài thuốc ho đông y này.

Nguyên liệu: Ngân hoa 10 gam, Liên kiều 12 gam, Bồ công anh 20 gam, Lá húng chanh 16 gam, Phòng phong 10 gam, Kinh giới 16 gam, Bạn hạ 10 gam, Tía tô 16 gam, Trần bì 10 gam, Huyền sâm 12 gam, Cam thảo 12 gam

Thực hiện:

  • Làm sạch các loại dược liệu và phơi khô. Sau đó tiến hành đun với 400ml nước.
  • Đun cho đến khi nước cô đặc lại chỉ còn 1⁄2, đổ ra bát và chia đều uống trong ngày.
  • Sử dụng ngày 3 lần.

1.5. Bài số 5

Bài thuốc sử dụng nhiều dược liệu quý như huyền sâm, đinh lăng, sa sâm,… nên có tác dụng bồi bổ chính khí, đào thải ngoại tà và tăng cường thể lực; đồng thời giảm nhanh các cơn ho dai dẳng, làm tiêu đờm, long đờm, bổ phế, chống sưng viêm do nhiễm khuẩn và làm giảm kích ứng cổ họng, làm ấm cổ họng. Một số trường hợp ho kèm sốt cũng có thể sử dụng bài thuốc trị ho đông y hiệu quả này.

Nguyên liệu: Sinh khương 5 gam; Thảo khương 8 gam; Phục linh 10 gam, Thổ bối mẫu 10 gam, Trần bì 10 gam; Huyền sâm 12 gam, Sa sâm 12 gam, Cam thảo bắc 12 gam; Nam dương sâm 16 gam, Dương cửu 16 gam, Bạch dược 16 gam và Tang diệp 20 gam

Thực hiện:

  • Rửa sạch thuốc và tiến hành đun sắc các nguyên liệu với khoảng 500 – 750ml nước nước trong một giờ
  • Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước cốt chia làm 3 lần uống
  • Hâm nóng thuốc trước khi uống và kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang để giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng

1.6. Bài số 6

Bài thuốc trị ho hiệu quả cho những trường hợp bị ho đờm do nhiễm phong hàn, cảm lạnh hoặc người ho dai dẳng do sức đề kháng bị suy yếu. Bài thuốc có tác dụng loại trừ đờm, hóa ứ tắc, hoạt huyết, giảm đau rát, trừ phong hàn, làm ấm cổ họng.

Nguyên liệu: Gừng tươi 5 gam; Xà hưu thảo 10 gam, Cam thảo 10 gam, Đại táo 10 gam, Thủy ngọc 10 gam, Bạch phi 10 gam; Độc diệp thảo 12 gam, Trần bì 12 gam; Giả tô 16 gam, Ngải diệp 16 gam, Sâm bố chính 16 gam, Đương quy 16 gam

Thực hiện:

  • Các dược liệu đem rửa sạch, để ráo bớt nước
  • Cho tất cả vào siêu thuốc đun lửa nhỏ với 800ml nước
  • Khi thấy lượng nước thuốc chỉ còn 2 bát ( khoảng 400ml) thì tắt bếp để nguội bớt, dùng uống dần trong ngày.
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, mỗi lần uống 1 phần, chỉ dùng trong ngày. Nước hâm nóng thuốc trước khi uống và không để qua đêm.

1.7. Một số thuốc đông y chữa ho cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế và những bà mẹ đã thực hiện các phương pháp trị ho cho trẻ bằng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên được đánh giá rất an toàn và hiệu quả cao. Vì thế, khi trẻ bắt đầu ho hoặc có dấu hiệu viêm họng thì có thể làm một số bài thuốc y học cổ truyền sau.

Tỏi và mật ong hấp cách thủy trị ho hiệu quả

Với bài thuốc này, bạn có thể thực hiện bằng cách đơn giản nhất đó là chuẩn bị 1 vài tép tỏi bao gồm cả vỏ; đập giập; cho vào bát và thêm vào 1 chút mật ong. Tiếp theo mang hỗn hợp này hấp cách thủy trong vòng 15 phút; bắc ra ngoài. Cho trẻ uống 3 lần 1 ngày; mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê. Sử dụng đầy đủ liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt: Long đờm; dịu cổ họng; trị ho đờm cho trẻ khỏi hẳn.

Húng chanh có thể điều trị cảm cúm cho trẻ hiệu quả

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền thì các bà mẹ nên dùng dùng húng chanh, quất, mật ong kết hợp. Chỉ cần lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, rồi chỉ cần cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày để điều trị các hiện tượng ho hay viêm họng ở trẻ. Với bài thuốc đơn giản này trẻ sẽ mong chóng lành bệnh.

Sử dụng lá hẹ để trị ho rất tốt

Thay vì dùng thuốc tây thì nên điều trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Vì lá hẹ không chỉ là gia vị phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình mà còn là bài thuốc tốt của người dân Việt. Được xem như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rất cao có khả năng trị khỏi các triệu chứng như: viêm họng, đau rát họng, hen suyễn, cảm sốt, đái dầm,…ở trẻ em và cả người lớn. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị cho một ít lá hẹ và đường phèn vừa đủ vào nồi rồi đem chưng cách thủy.
  • Sau khi cách thủy thì bạn chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày.
  • Nếu là người lớn nên ăn cả lá hẹ thì tốt hơn, bạn có thể cho thêm gừng để điều trị chứng cảm lạnh ở trẻ em rất tốt. Cách này được nhiều người áp dụng.

Bạn cũng có thể dùng củ cải trắng chữa ho

Củ cải trắng cũng có tác dụng chữa ho lâu ngày rất tốt. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ; thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút; lọc lấy nước cất rồi để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê; uống 3 lần/ một ngày hoặc.

2. Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc trị ho có đờm

Khi áp dụng các bài thuốc kể trên, người bệnh cần khám bác sĩ để được kê đơn với liều lượng các vị gia giảm phù hợp với thể trạng, đồng thời được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.

  • Người bị khái thấu (ho có đờm) cần uống nhiều nước để làm loãng dịch đờm, giúp tiêu đờm. Ngoài ra, nên ăn những thức ăn mềm, dạng loãng giúp dễ nuốt và không làm đờm đặc thêm.
  • Thời tiết giao mùa thu đông rất dễ mắc các bệnh phong hàn, cảm mạo, do đó, cần chú ý giữ ấm cơ thể và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Các bài thuốc trị ho gia truyền đông y đòi hỏi thời gian áp dụng lâu dài và tính kiên trì sử dụng của người bệnh. Với mỗi cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau mà mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị và thời gian dùng thuốc riêng.
  • Với các đối tượng nhạy cảm bị ho như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người đang cho con bú nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc trực tiếp tới thăm khám tại các phòng khám y học cổ truyền uy tín.
  • Để thuốc có tác dụng nhanh và triệt để, chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ. Người bệnh cần kết hợp việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập một số bài tập thể dục bổ trợ phù hợp.
  • Khi thời tiết lạnh, chuyển mùa, giao mùa cần đặc biệt chú ý bảo vệ phần nhạy cảm như cổ, tai, tay, chân bằng quần áo ấm, khăn, mũ, găng tay,…
  • Chỉ sử dụng thuốc uống trong ngày, không sử dụng nước thuốc đã để qua đêm.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc điều độ, hợp lý.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về sức khoẻ, làm đẹp và giảm cân nhé! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Càng chống nắng càng đen da, vì sao?

Nhiều người vốn luôn tin rằng dùng kem chống nắng là để chống đen da và dùng càng nhiều, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế lại có nhiều trường hợp càng dùng kem chống nắng da càng bị sạm đen, thậm chí có người da còn bị lão hóa sớm như nhăn nheo, lỗ chân lông to hơn, mụn và thậm chí là nguy cơ ung thư da.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng càng chống nắng càng đen

Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng kem chống nắng không phải là kem chống đen da hay làm trắng da. Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi những tổn thương gây ra do ánh nắng, giúp da khỏe và chậm lão hóa.

Những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của kem chống nắng thường gặp là:

  • Số lượng kem chống nắng được bôi không đủ, không bôi lặp lại sau một thời gian sử dụng.
  • Chỉ thoa kem chống nắng trong trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng gắt.
  • Chỉ bôi kem chống nắng ở vùng mặt, bỏ qua những vùng khác
  • Chỉ dùng kem chống nắng mà không sử dụng thêm các biện pháp che chắn khác như nón, áo khoác, ô dù, mắt kính mát…
  • Không tẩy trang hoặc tẩy trang sơ sài vào cuối ngày, tạo điều kiện cho lớp kem chống nắng bám nhiều bụi bẩn, tạp chất khiến da xỉn màu.
Nguyên nhân càng chống nắng càng đen
Sử dụng kem chống nắng không phù hợp với làn da chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng càng chống nắng càng đen

2. Kem chống nắng đang dùng đã đủ chuẩn chưa?

Hạn sử dụng: Mỗi lọ kem chống nắng sau khi mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng. Khi vượt quá khoảng thời gian này, kem chống nắng sẽ bị giảm tác dụng một cách đáng kể, dù rằng hạn sử dụng trên thân chai có thể vẫn còn đến tận 1 hoặc 2 năm nữa. Không dùng kem chống nắng đã hết hạn sử dụng hoặc không có ngày hết hạn hoặc đã mua hơn 3 năm.

  • Bảo quản kem chống nắng trong tủ mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp
  • Chọn mua sản phẩm của các hãng có tên tuổi, uy tín, thành phần công bố rõ ràng, mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo mua được hàng chính hãng.
  • Không nên dùng kem chống nắng dạng xịt cho vùng mặt.
  • Chỉ số chống nắng: Mức SPF được khuyên nên lựa chọn nhất là từ 15 trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp da mụn hoặc nhạy cảm, chỉ nên chọn chỉ số SPF 15-30 là vừa đủ.
  • Chức năng của kem chống nắng: Kem chống nắng thường tích hợp thêm các công dụng khác như làm trắng, che khuyết điểm hoặc làm se lỗ chân lông…

3. Thoa kem chống nắng đúng cách hay chưa?

  • Để đảm bảo khả năng chống nắng cao nhất, nên kết hợp với các biện pháp chống nắng khác: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đội nón rộng vành, mặc quần áo có chất liệu chống nắng, mang kính mát bản rộng chống tia UV. Sau mỗi 2 tiếng thoa kem lại 1 lần nếu vẫn còn phải ở dưới nắng và tiếp xúc tia UV, sau khi xuống nước hoặc đổ mồ hôi nhiều.
  • Thoa kem chống nắng cho tất cả vùng da phơi bày dưới tia UV, kể cả các vùng: cổ, lỗ tai, môi, sau gáy, chân tóc, da đầu đối với vùng tóc thưa hoặc hói.
  • Trước khi mua sản phẩm, bạn nên test thử bằng cách bôi kem ở 1 vùng nhỏ trên da mặt ít nhất là 48 giờ. Nếu da không bị kích ứng với loại kem đó mới mua về sử dụng.
Ý nghĩa chỉ số SPF trong kem chống nắng
Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp

4. Số lượng kem chống nắng đang sử dụng đã đủ chưa?

Khi thoa lên da, kem chống nắng sẽ trở thành một lớp áo giáp bảo vệ làn da khỏi những tác hại từ ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh và cả những tác hại từ môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn… vì thế nếu bôi hời hợt và tiết kiệm, kem chống nắng gần như sẽ chẳng có tác dụng gì.

Thoa đủ lượng kem chống nắng 2mg/cm2 da

Ngoài ra, làn da của mỗi người có khả năng bắt nắng khác nhau, điều này phụ thuộc vào màu da và độ khỏe của da. Hiện có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu da càng trắng thì độ bắt nắng càng cao và dễ bị ảnh hưởng xấu từ tác hại của ánh nắng hoặc ô nhiễm môi trường hơn so với làn da có màu sẫm. Đặc biệt đối với những người đã qua tắm trắng, lột da,… thì bề mặt da bị yếu và dễ bắt nắng hơn người khác. Đối với những người da sáng màu thì nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn, từ 35-50.

5. Làm thế nào để dùng kem chống nắng đúng cách?

  • Trong quy trình chăm sóc da, kem chống nắng sẽ nằm ở bước cuối cùng, sau các bước thoa kem dưỡng và trước khi bắt đầu trang điểm.
  • Dùng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc trong văn phòng, ở nhà, khi trời râm mát, trời mưa vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua mây, cửa kính, vải màn, quần áo.
  • Lưu ý cần dặm lại kem sau 2-3 giờ, nếu hoạt động nhiều, hãy tăng số lượng lần dặm kem để đảm bảo lớp bảo vệ được duy trì liên tục.
  • Không có loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ chúng ta 100% khỏi ánh nắng mặt trời, vì vậy cần phối hợp thêm các biện pháp tránh nắng và che nắng.
  • Hãy bôi lượng kem chống nắng phù hợp, không nên quá mỏng hoặc quá dày
  • Chọn lựa kem chống nắng chất lượng, có uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

8 lý do khiến sản phẩm chăm sóc da không hoạt động hiệu quả

chăm sóc da hiệu quả

Chăm sóc da sáng đẹp không tì vết đồng thời giảm thiểu tình trạng da xỉn màu hoặc da mọc mụn có thể sẽ khiến nhiều bạn gặp khó khăn. Hơn nữa, những yếu tố như tác động của môi trường, sự thay đổi hormone … có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động chăm sóc, và thậm chí có thể bao gồm cả thói quen chăm sóc da. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin tránh những sai lầm liên quan đến chăm sóc da để mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Lầm tưởng số 1: Sử dụng một lượng sản phẩm với lượng quá ít

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ với liều lượng do nhà sản xuất khuyến nghị, bạn hãy sử dụng sản phẩm nhiều hơn một chút so với lượng được cung cấp trên sản phẩm. Bởi vì, khuôn mặt của mỗi người – từ kích thước đến khả năng thấm hút – đều khác nhau. Chẳng hạn, khi sử dụng hai giọt dầu trên mặt có thể quá nhiều đối với làn da dầu cân bằng nhưng sau khi nó thẩm thấu vào làn da dầu, mất nước, nó có thể trở nên quá ít.

Vì vậy, sau một ngày ở ngoài và khi trở về nhà để chăm sóc và làm sạch làn da, loại bỏ kem chống nắng và bụi bẩn bạn cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc giúp quá trình làm sạch gia đạt hiệu quả hơn.

2. Lầm tưởng thứ 2: Chăm sóc da tốt nhất thiết phải sử dụng toner

Một loại toner tiêu chuẩn giúp da loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da trước khi bạn thoa kem dưỡng ẩm. Tùy thuộc vào từng thương hiệu, loại sản phẩm này giúp làn da của bạn sáng và mịn hơn.

Mặc dù có một vài người cho rằng toner có thể hỗ trợ quá trình làm đẹp của da, nhưng không phải ai cần thiết phải sử dụng sản phẩm này. Bởi vì có những sản phẩm có thể gây tích tụ hoặc thiếu hấp thụ trong sản phẩm chăm sóc da.

Khi mua mỹ phẩm nên lựa chọn toner phù hợp với làn da của mình
Khi mua mỹ phẩm nên lựa chọn toner phù hợp với làn da của mình

3. Lầm tưởng số 3: Bông tẩy trang là cách tốt nhất để tẩy trang

Nếu làn da của bạn dễ bị tăng sắc tố, do vậy bông tẩy trang thực sự có thể gây ma sát và từ từ làm rách da nếu bạn sử dụng vật phẩm này hàng ngày. Thêm vào đó, nhiều loại bông trang còn có chứa cồn, cho nên có thể gây châm chích cho da nhạy cảm.

Nếu bạn chọn sử dụng bông tẩy trang bạn nên lựa chọn những loại ít tác động vật lý làm ảnh hưởng đến làn da của cơ thể.

4. Lầm tưởng số 4: Giá cả quyết định chất lượng sản phẩm

Theo quan niệm của một vài người thì làn da hỗn hợp có thể phải chi nhiều tiền hơn để mua mỹ phẩm giúp chăm sóc da hiệu quả. Tuy nhiên, với những sản phẩm có giá hợp lý vẫn mang lại hiệu quả tốt khi thực hiện chăm sóc cho da.

Khi bạn không đủ tiền mua kem dưỡng ẩm thì bạn có thể lựa chọn kem dưỡng ẩm Cetaphil và kem chống nắng Neutrogena. Cả hai đều giúp cho làn da đạt được hiệu quả chăm sóc tốt.

Để có thể lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da của bạn thì bạn có thể thử sử dụng và quan sát hiệu quả của loại mà bạn đã lựa chọn đồng thời bạn cũng cần nghiên cứu thật kỹ các thành phần trong những sản phẩm này xem có phù hợp với làn da của bạn hay không.

5. Lầm tưởng số 5: Không bao giờ dùng tay để chạm vào mặt

Bạn có thể đã từng nghe: “Tránh chạm vào mặt để ngăn ngừa mụn” nhưng chỉ riêng việc chạm vào không phải là điều duy nhất khiến bạn cảm thấy khó chịu. Các bác sĩ da liễu còn cảnh báo về việc nói chuyện điện thoại mà không sử dụng tai nghe tai nghe và khi đó màn hình điện thoại sẽ chạm vào da mặt. Điện thoại của chúng ta chứa nhiều vi khuẩn vì vậy việc sử dụng nghe điện thoại trực tiếp cũng có thể được xem yếu tố khiến cho làn da trở nên xấu hơn.

Ngoài ra, móng tay cũng được xem yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng làn da. Móng tay dài có thể mang theo vết bẩn trong suốt cả ngày và nếu có vi khuẩn có thể di chuyển lên mặt làm cho da mặt dễ bị nhiễm khuẩn hoặc thậm chí gây nhiễm trùng bên dưới móng tay của bạn.

6. Lầm tưởng số 6: Thói quen chăm sóc có thể là chìa khóa để ngăn ngừa mụn

Trên thực tế, một thói quen thiếu linh hoạt có thể gây hại cho bạn về lâu dài, chẳng hạn như thời tiết có thể thay đổi, bạn có thể gặp căng thẳng bất ngờ hoặc làn da của bạn cũng có thể ngừng phản ứng với loại kem mà bạn đang sử dụng vì vậy bạn có thể cần phải điều chỉnh lại thói quen chăm sóc da trong thời gian tới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng những sản phẩm cơ bản từ trước như sữa rửa mặt, nhưng chuyển sang các bước khác để đạt được mục tiêu chăm sóc da tốt hơn. Chẳng hạn bạn có thể thoa gel lô hội dưới lớp kem dưỡng ẩm của trong suốt mùa xuân. Vào mùa hè, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm nhẹ hơn để trông tôi không bị bóng dầu khi ra nắng.

chăm mãi da không đẹp
Chăm mãi da không đẹp có thể do thói quen chăm sóc da của của

7. Lầm tưởng số 7: Sản phẩm được truyền thông tốt chưa chắc đã là sản phẩm phù hợp để chăm sóc da của bạn

Mỗi người sẽ có loại da khác nhau. Vì vậy, việc chăm sóc da phụ thuộc vào thành phần trong sản phẩm cũng như thời gian sử dụng. Bạn có thể thấy một sản phẩm quảng cáo rất tốt cho làn da, giúp làm sạch làn da, nhưng điều đó không có nghĩa khi bạn sử dụng loại sản phẩm này sẽ có tác dụng hiệu quả với làn da của bạn.

Theo nghiên cứu, có thể mất từ ​​6 đến 20 tuần để thực sự thấy sự thay đổi trên da. Và thời gian này còn phụ thuộc vào các thành phần và quá trình thay đổi làn da của mỗi cá thể.

8. Lầm tưởng số 8: Bạn không cần sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu

Một trong những sai lầm lớn nhất chính là tự kiểm tra sản phẩm chăm sóc da cho tới khi tìm thấy sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị mụn thì những sản phẩm chăm sóc da được khuyến cáo chưa chắc đã phù hợp với bạn. Mà bạn cần được tư vấn từ bác sĩ da liễu để được khám và lựa chọn phương pháp cũng như sản phẩm phù hợp với làn da của bạn. Bác sĩ da liễu sẽ thực hiện kiểm tra và phân tích trên da để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng xấu của da, từ đó sẽ lập phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Nguồn tham khảo: healthline.com, vogue.in

Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng cho bà bầu

Ảnh chụp bôi kem chống nắng cho bà bầuMàn hình 2023-04-21 lúc 16.26.44

Ở thời điểm mang bầu, việc chăm sóc da cần được quan tâm bởi thời gian này da của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Sử dụng sản phẩm không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy khi sử dụng kem chống nắng, bà bầu cần lưu ý gì?

1. Làn da của phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, da mặt của chị em phụ nữ sẽ trở nên sạm đi, tối sạm lại. Đối với những người sống ở khí hậu lạnh, khi tăng kích thích tố có thể gây ra đổi màu tạm thời trên chân, da chân sẽ hơi xanh. Tình trạng này sẽ thường biến mất sau khi sinh.

Xuất hiện các đốm màu nâu không đồng đều trên trán, thái dương và giữa mặt, hoặc có thể là quanh mắt, quanh mũi. Sau khi sinh, dấu hiệu này thường giảm đi. Nhiều phụ nữ mang thai bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực.

Làn da phụ nữa mang thai thay đổi như thế nào
Khi ngực và bụng phát triển, hầu hết phụ nữ đều xảy ra tình trạng bị rạn da

2. Cách lựa chọn kem chống nắng cho bà bầu


Ở thời điểm mang bầu, việc chăm sóc da là cực kỳ khó bởi thời gian này da của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Sử dụng sản phẩm không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.Việc sử dụng lực chọn kem chống nắng phù hợp cho bà bầu cần dựa vào các tiêu chí sau:

  • Các thành phần trong kem chống nắng: Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thành phần có trong kem chống nắng.

Các thành phần tốt trong kem chống nắng dành cho bà bầu: được chiết xuất tự nhiên, hoặc kem chống nắng có các thành phần như Titanium Dioxide 7%, Zinc Oxide 5%, Ceteareth-20, Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Deionized Water, Cyclomethicone, Glycerine, Iron Oxides, Isopropyl Palmitate, Phenoxyethanol, Polyglyceryl-2, Sodium PCA, Tocopheryl Acetate.Các thành phần mẹ bầu cần tránh: Mineral Oil, Parabens…

  • Kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp với bà bầu:

Những bà mẹ đang mang thai, các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF dao động từ 30-50 là tốt. Những sản phẩm này sẽ đem lại hiệu quả tốt cho làn da, không gây bí da và mụn cho da.

  • Bà bầu nên dùng kem chống nắng dạng kem hay dạng xịt: Theo các chuyên gia y tế, bà bầu nên sử dụng loại kem chống nắng dạng thoa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách lựa chọn kem chống nắng cho bà bầu
Bà bầu nên sử dụng loại kem chống nắng dạng thoa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

3. Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng cho bà bầu

  • Chống nắng và phơi nắng: Hiện nay, có nhiều quan điểm chưa đúng về việc chống nắng bằng kem chống nắng, phòng chống ung thư da mà lại không quan tâm tới tầm quan trọng của việc phơi nắng. Thông qua phơi nắng, bạn có thể nhận được vitamin D, thành phần này được tìm thấy mọi nơi trong cơ thể từ tế bào thông thường đến não bộ, các tế bào xương.

Thiếu hụt vitamin D không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da mà còn gây ra bệnh ung thư khác như ung thư hắc tố da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Vì vậy không nên quá lạm dụng kem chống nắng, càng không nên tránh nắng một cách thái quá.

  • Kem chống nắng hóa học: sử dụng kem chống nắng có các thành phần hóa học để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV không phải là cách đúng. Theo các nhà khoa học, việc bôi kem chống nắng hóa học mỗi ngày vẫn có nguy cơ bị ung thư da.

Oxybenazone có trong kem chống nắng là chất gây rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, chất có trong 70% các loại kem chống nắng hóa học có thể thấm qua thành mạch vào máu và gây rối loạn hóc môn.

Kem chống nắng hóa học có các chất như octyl salicyclate, menthyl anthranilate… bên cạnh đó một số loại kem còn chứa vitamin A… Tất cả đều có mối liên quan đến nguy cơ ung thư da và làm tăng tốc độ hình thành phát triển các tế bào ác tính.

Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến làn da của bà bầu nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn, chính vì vậy, cần cẩn trọng và việc sử dụng và lựa chọn kem chống nắng, tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Nên sử dụng loại kem chống nắng vật lý có thành phần thích hợp cho bà bầu thay vì các loại kem chống nắng hóa học. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trong thai kỳ, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa nhé các mẹ bầu.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách thoa lại kem chống nắng khi trang điểm

Kem chống nắng là một sản phẩm không thể thiếu của các chi em. Tuy nhiên, cách thoa lại kem chống nắng khi trang điểm như thế nào cho đúng là thắc mắc của nhiều khách hàng. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Cách thoa lại kem chống nắng khi trang điểm

1. Nên thoa kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm?

Trước khi trang điểm, bạn nên thoa kem chống nắng. Sử dụng một lượng kem chống nắng vừa đủ và tán đều trước khi đánh kem nền. Tần suất bạn cần thoa lại kem chống nắng sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố (bạn phải luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng), nhưng nguyên tắc chung là nếu bạn ở ngoài nắng lâu hơn hai giờ (hãy kiểm tra kem chống nắng của bạn để biết hướng dẫn cụ thể về tần suất bạn nên thoa lại), bạn cần thoa lại kem chống nắng trên lớp trang điểm để có khả năng chống tia cực tím đầy đủ.

2. Mẹo thoa kem chống nắng hiệu quả

Cách bạn thoa lại cũng quan trọng, có một số bước đơn giản sẽ giúp bạn được bảo vệ mà không làm hỏng hoặc tẩy sạch hoàn toàn lớp trang điểm của bạn. Dưới đây là năm lời khuyên hoàn hảo của chúng tôi về cách thoa lại kem chống nắng.

2.1. Mẹo 1: Thoa kem chống nắng đầu tiên

Để đảm bảo bạn được bảo vệ, hãy bôi kem chống nắng 15 – 20 phút trước khi ra ngoài. Thoa kem chống nắng là bước cuối cùng trong chế độ chăm sóc da của bạn, đợi khoảng năm phút để kem thấm vào da trước khi trang điểm.

2.2. Mẹo 2: Dùng mút bông để bôi lại kem chống nắng lên lớp trang điểm

Cách thoa lại kem chống nắng mà không làm hỏng lớp trang điểm, bạn cần thoa cẩn thận – và các công cụ phù hợp thực sự có thể hữu ích. Để bắt đầu, hãy thoa một lượng nhỏ kem chống nắng lên phần phẳng của miếng mút trang điểm khô, sau đó chấm – không kéo – kem chống nắng lên mặt bạn. Tập trung vào việc chấm và trộn kem chống nắng trên một vùng da nhỏ tại thời điểm đó (ví dụ: trán, mũi) để đạt được độ che phủ đồng đều, sau đó chuyển sang phần tiếp theo.

Để tránh làm trôi lớp phấn nền, hãy nhẹ nhàng ấn kem chống nắng lên da mà không kéo lê miếng mút. Sử dụng kỹ thuật chấm này, bạn có thể cần phải đánh phấn má nhưng sẽ không làm hỏng toàn bộ khuôn mặt của bạn.

2.3. Mẹo 3: Sử dụng công thức kem chống nắng nhẹ trên bề mặt trang điểm

Khi chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng nhẹ trên lớp trang điểm, tôi đang nói về kết cấu chứ không phải chỉ số SPF thấp. Tại sao bạn nên sử dụng kem nhẹ? Kem chống nắng có trọng lượng nhẹ hơn sẽ lan rộng hơn trên da. Bạn có thể dễ dàng vỗ nhẹ vào, trong khi các công thức nặng hơn, dày hơn có thể yêu cầu mức độ cọ xát có thể làm ảnh hưởng đến lớp trang điểm của bạn.

Cũng cần lưu ý rằng về cách thoa lại kem chống nắng, thoa chất lỏng lên trên phấn có thể dẫn đến tình trạng đóng bánh không mong muốn. Do đó, nếu bạn sẽ thoa kem chống nắng dạng lỏng lên trên lớp trang điểm, thì tốt nhất bạn nên sử dụng phấn nền dạng kem hoặc dạng lỏng, phấn má hồng và phấn tạo khối.

2.4. Mẹo 4: Hãy thử kem chống nắng có màu

Một cách thoa lại kem chống nắng là thử dùng kem chống nắng có màu. Nếu bạn thích vẻ ngoài tự nhiên ‘không trang điểm’ giúp làn da của bạn tỏa sáng, thì việc thoa kem chống nắng có màu thay cho phấn nền sẽ giúp việc thoa lại phấn nền trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, kem chống nắng có màu cũng hoạt động tốt cả bên dưới và trên lớp nền.

2.5. Mẹo 5: Tẩy lớp trang điểm và bôi lại kem chống nắng trước khi tiếp xúc với nắng

Mặc dù phương pháp bôi lại kem chống nắng ở trên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi việc vô tình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi uống cà phê vào giờ ăn trưa hoặc trên đường đi làm trong thời gian ngắn, nhưng bạn cần thận trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Nếu bạn chuẩn bị đi đến bãi biển hoặc sân tennis – đặc biệt là trong thời gian tia cực tím cao nhất – bạn nên rửa mặt và thoa kem chống nắng lên một lớp nền khô, sạch, 20 phút trước khi tiếp xúc.

Luôn đọc nhãn và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng về cách thoa lại kem chống nắng. Thoa 20 phút trước khi ra nắng. Kem chống nắng chỉ là một phần của việc chống nắng nên hãy mặc quần áo bảo hộ và tìm bóng mát. Tránh phơi nắng kéo dài. Thoa lại sau mỗi 2 giờ và sau khi bơi, lau bằng khăn và đổ mồ hôi theo hướng dẫn.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Nổi mụn trên cánh tay, da cánh tay sần sùi thô ráp phải làm thế nào?

Mụn nhọt là tình trạng da phổ biến đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong khi nổi mụn trên mặt, lưng, cổ, ngực và vai phổ biến hơn thì mụn cũng có thể xuất hiện trên cánh tay. Vậy tình trạng nổi mụn trên cánh tay cần điều trị thế nào?

Mụn nhọt là tình trạng da phổ biến đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong khi nổi mụn trên mặt, lưng, cổ, ngực và vai phổ biến hơn thì mụn cũng có thể xuất hiện trên cánh tay. Vậy tình trạng nổi mụn trên cánh tay cần điều trị thế nào?

Nổi mụn trên cánh tay, da cánh tay sần sùi thô ráp phải làm thế nào?

Nếu bạn thấy những vết sưng đỏ hoặc mụn mủ trên cánh tay của mình, thì rất có thể bạn đang mắc phải một loại mụn trên cánh tay điển hình. Tuy nhiên, đó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng cơ bản nghiêm trọng hơn.

1. Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt, một triệu chứng của mụn trứng cá, là do lỗ chân lông mở ra. Điều này cho phép vi khuẩn, da chết hoặc dầu xâm nhập vào lỗ chân lông, sau đó có thể kích hoạt phản ứng từ cơ thể bạn. Cơ thể bạn bắt đầu chống lại các chất lạ trong lỗ chân lông và đó là nguyên nhân hình thành vết sưng đỏ. Đôi khi vết sưng đỏ sẽ tạo thành một đầu đầy mủ.

2. Nguyên nhân nổi mụn phổ biến

Da của chúng ta có thể rất nhạy cảm. Điều này có nghĩa là có nhiều nguyên nhân và yếu tố góp phần gây nổi mụn trên cánh tay. Viện Y tế Quốc gia báo cáo rằng cứ bốn trong số năm người bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân phổ biến của nổi mụn bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố hoặc mất cân bằng. Ở tuổi dậy thì, cơ thể của một thiếu niên trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố. Sự gia tăng hormone có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều dầu tự nhiên hơn. Những loại dầu này góp phần tạo ra mụn nhọt hoặc mụn trứng cá.
  • Vệ sinh. Nếu bạn không tuân theo một thói quen chăm sóc da thích hợp, bạn có thể thấy nhiều mụn xuất hiện hơn. Khi bạn rửa cơ thể, bạn đang loại bỏ các tế bào da chết và dầu. Nếu bạn không tắm rửa cơ thể thường xuyên, da chết có thể tích tụ và gây ra nhiều mụn hơn.
  • Sản phẩm ngoài da. Mặc dù vệ sinh tốt là rất quan trọng, nhưng một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây nổi mụn. Nếu bạn đang sử dụng một sản phẩm làm tắc nghẽn lỗ chân lông, bạn sẽ nhận thấy sự gia tăng các vấn đề về da.
  • Quần áo chật. Mồ hôi có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và khiến mụn nổi lên. Nếu bạn đang mặc quần áo chật, mồ hôi của bạn sẽ không thể thoát ra được; tránh mặc quần áo chật nếu có thể. Nếu bạn phải mặc quần áo bó sát, hãy nhớ cởi bỏ quần áo và tắm sạch cơ thể khi bạn kết thúc hoạt động của mình.

3. Trị nổi mụn trên cánh tay

Điều trị mụn trên cánh tay của bạn khá đơn giản. Mụn thường tự lành, nhưng nếu có nhiều mụn trên cánh tay, bạn có thể cân nhắc điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Dưới đây là một số mẹo giúp chữa lành mụn trên cánh tay:

  • Đừng chạm vào mụn. Dầu và vi khuẩn từ tay của bạn có thể gây nhiễm trùng thêm.
  • Tránh ánh nắng mặt trời, vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da bạn sản xuất dầu có thể gây ra nhiều mụn trứng cá hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng da hoặc kem trị mụn không kê đơn có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide. Nhưng lưu ý rằng mặc dù những thứ này có thể làm sạch mụn trứng cá của bạn, nhưng chúng cũng có thể khiến da bạn bị khô.
  • Giữ cho khu vực sạch sẽ, nhưng không rửa quá nhiều. Rửa quá nhiều có thể gây kích ứng khiến mụn có màu đỏ hoặc sưng tấy hơn.
  • Đừng bật hoặc bóp mụn của bạn. Điều này có thể làm tăng kích ứng và cuối cùng là để lại sẹo.

4. Biện pháp ngăn ngừa mụn

Có rất nhiều cách bạn có thể ngăn ngừa nổi mụn trên cánh tay. Một số cách phổ biến để ngăn ngừa mụn nhọt bao gồm:

  • Rửa da sau khi hoạt động thể chất.
  • Rửa sau khi chuẩn bị thức ăn dầu.
  • Thực hiện chế độ chăm sóc da thường xuyên.
  • Tránh các sản phẩm dành cho da dầu hoặc dưỡng ẩm quá mức.

5. Những vết sưng trên cánh tay của tôi có phải là mụn nhọt không?

Nếu bạn có một vết sưng trên cánh tay, thì đó có thể là mụn trên cánh tay. Tuy nhiên, có những tình trạng da khác có thể trông giống như nổi mụn.

  • Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông xuất hiện dưới dạng những vết sưng nhỏ, sần sùi. Nó có thể có một vòng màu hồng nhẹ xung quanh. Bệnh xảy ra bởi lượng keratin dư thừa làm tắc nghẽn các nang lông. Bạn có thể điều trị bằng cách dưỡng ẩm hoặc sử dụng kem steroid.

  • Phát ban

Phát ban có thể xuất hiện dưới dạng vết sưng đỏ, nổi lên. Nếu vết sưng của bạn bị ngứa, chúng có thể là phát ban chứ không phải mụn nhọt. Phát ban là do căng thẳng hoặc phản ứng dị ứng và thường sẽ tự khỏi.

  • U hạt sinh mủ

U hạt sinh mủ là những vết sưng đỏ, mịn xuất hiện trên da. Những vết sưng này dễ chảy máu. Nguyên nhân của chúng hiện chưa được biết, nhưng chúng thường tự biến mất. Các trường hợp nghiêm trọng được điều trị bằng phẫu thuật, laser hoặc kem.

  • Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Nhiễm trùng tụ cầu thường do tiếp xúc trực tiếp da kề da với người bị nhiễm tụ cầu. Đây là một bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng và cần được điều trị bởi một chuyên gia về nhiễm trùng da.

Mặc dù, nổi mụn trên cánh tay có thể khiến bạn xấu hổ nhưng tin tốt là chúng thường tự biến mất. Thông thường, chúng có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện thói quen chăm sóc da tốt và rửa sạch sau khi hoạt động thể chất hoặc bất cứ khi nào dầu tích tụ trên da của bạn. Nếu mụn nhọt hoặc có vẻ là mụn nhọt trên cánh tay nghiêm trọng hoặc khiến bạn căng thẳng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.