Lưu ý chăm sóc da sau tuổi 40. Biết càng sớm càng trẻ lâu.

chống nắng

Sau 40 tuổi, da trở nên mỏng và ít đàn hồi hơn do collagen bị phá vỡ. Do đó, quá trình chăm sóc da sau tuổi 40 chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy collagen và elastin để ổn định tính hydrat hóa, giữ cho làn da luôn đầy đặn.

1. Làn da thay đổi như thế nào khi trên 40 tuổi?

Sau những năm 40 tuổi, các dấu hiệu lão hóa da sẽ trở nên rõ rệt. Bởi làn da chỉ tươi sáng nhất khi nồng độ estrogen cao, vì vậy khoảng 40 tuổi, nội tiết tố này bắt đầu ít dần, khiến cho vẻ đẹp tự nhiên của làn da sẽ suy giảm.

Estrogen thấp cũng dẫn đến sự mất collagen, thiếu và loãng xươngda chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn. Thông thường, người phụ nữ sẽ mất 1% lượng collagen qua từng năm từ sau 20 tuổi. Vì vậy, đến khi 40 tuổi, da trở nên mỏng và ít đàn hồi hơn do collagen bị phá vỡ. Đồng thời, da còn bị khô, kết cấu cứng và xuất hiện thêm quầng thâm dưới mắt do tổn thương từ mặt trời.

Lúc này, chiến lược chăm sóc da sau tuổi 40 nên tập trung vào việc tăng độ ẩm và sửa chữa những tổn thương do lão hóa gây ra. Từ đó, hạn chế được tình trạng da chảy xệ, tàn nhang, đồi mồi,…

2. Các lưu ý chăm sóc da sau tuổi 40

2.1. Làm sạch da nhẹ nhàng

Khi qua tuổi 40, điều quan trọng là phải làm sạch khuôn mặt mà không làm mất đi tính dầu tự nhiên của da. Để làm được điều này, cần rửa mặt nhẹ nhàng để giữ cho làn da mềm mại và đầy đặn. Bắt đầu thói quen chăm sóc da buổi sáng với sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ để loại bỏ tế bào da chết tích lũy qua đêm.

2.2. Sử dụng kem dưỡng mắt để chăm sóc da sau tuổi 40

Vùng da dưới mắt rất nhạy cảm và có thể là nơi bộc lộ rõ nét các dấu hiệu lão hóa. Lúc này, việc sử dụng kem dưỡng mắt sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho da, xóa mờ vết chân chim, bọng mắt và quầng thâm để cải thiện vẻ tươi sáng, trẻ trung quanh mắt.

2.3. Bắt đầu bổ sung vitamin C

Nếu chưa từng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần vitamin C từ năm 30 tuổi thì cột mốc 40 tuổi nên là thời điểm cần bắt đầu.

Vitamin C là một chất làm sáng da, chống oxy hóa và tia cực tím. Do đó, việc thêm vitamin giàu chất chống oxy hóa này vào thói quen chăm sóc da sau tuổi 40 sẽ giúp chống lại những thiệt hại trên da do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng chọn vitamin C để giúp ngăn ngừa các đốm tăng sắc tố và hỗ trợ cấu trúc của collagen.

2.4. Giữ ẩm cho da

Việc sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày là một trong các bước chăm sóc da sau tuổi 40. Kem dưỡng ẩm giúp bổ sung lipid tự nhiên, ngăn ngừa mất nước, thúc đẩy sửa chữa hàng rào bảo vệ cũng như chống lại các dấu hiệu lão hóa.

2.5. Bôi kem chống nắng mỗi ngày

Một trong những thủ phạm lớn nhất gây lão hóa da là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím từ mặt trời phá hủy các sợi đàn hồi giữ cho làn da chắc và khiến nếp nhăn phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, ánh sáng mặt trời cũng là nguyên nhân của các đốm tàn nhang trên da.

Vì vậy, việc chống nắng khi ra ngoài trời là điều cần thiết. Một loại kem chống nắng với chỉ số SPF 25 phổ rộng trở lên rất quan trọng trong thói quen chăm sóc da buổi sáng.

Chăm sóc da sau tuổi 40
Bôi kem chống nắng mỗi ngày là phương pháp chăm sóc da sau tuổi 40 hiệu quả.

2.6. Tẩy tế bào chết hai lần một tuần

Da ở độ tuổi 40 đã bắt đầu trở nên mỏng hơn. Vì vậy, việc tẩy tế bào chết chỉ nên duy trì thường xuyên hai lần một tuần, đem lại lợi ích kích thích lưu thông và mang nhiều oxy, chất dinh dưỡng cho da.

2.7. Bổ sung huyết thanh cho da

Huyết thanh hay serums là một bổ sung tuyệt vời cho các dòng sản phẩm chăm sóc da từ sau 40 tuổi. Nhưng vì tính tập trung cao, do đó cần phải sử dụng các thành phần phù hợp vào đúng thời điểm cũng như lựa chọn loại serum phù hợp tới tính chất của làn da.

2.8. Tăng cường các thành phần dinh dưỡng cho da trong chế độ ăn

Nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, làn da cũng sẽ được khỏe mạnh. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần lựa chọn một lối sống lành mạnh, bao gồm uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để cải thiện quá trình tái tạo da.

Các thực phẩm để kết hợp vào chế độ ăn uống đem lại nhiều lợi ích cho làn da như sua:

  • Quả việt quất: Đây là một loại quả có tính chống oxy hóa cao. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C và K cũng như các khoáng chất khác.
  • Quả hạnh nhân: Loại quả này chứa nhiều protein, giảm mức cholesterol.
  • Tỏi: Rất có lợi cho hệ tim mạch, đặc biệt là những người trên 40 tuổi.
  • Trứng: Đây là một loại protein hoàn chỉnh, có nghĩa là chúng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể cần.
  • Quả bơ: Loại quả này cũng là một nguồn protein tuyệt vời và chứa chất béo tốt khiến cơ thể dẻo dai, rắn chắc.
  • Dưa hấu: Ngoài việc chứa nhiều nước, dưa hấu là một loại hoa quả giàu các chất dinh dưỡng. Thành phần có trong ruột dưa hấu chứa vitamin A, B6 và C cũng như nhiều chất chống oxy hóa khác.
  • Rau bina: Đây là một loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó, nó rất tốt cho làn da của bạn.
  • Dầu ô liu: Chỉ cần một muỗng dầu ô liu chứa chất béo tốt (không bão hòa đơn và đa) có thể giúp giữ cho trái tim và cả làn da luôn khỏe mạnh.

2.9. Thực hiện massage da mặt

Hệ thống bạch huyết trên da sẽ chậm lại khi cơ thể bắt đầu già đi. Trong khi đó, chính hệ thống bạch huyết chịu trách nhiệm loại bỏ độc tố, vì vậy mọi người có thể nhận thấy sự xuất hiện của bọng mắt. Lúc này, bạn cần có thói quen massage làn da mỗi đêm trước khi đi ngủ.

2.10. Thư giãn cơ thể

Những căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của làn da với nhiều cơ chế như sau:

  • Căng thẳng kích hoạt phản ứng viêm.
  • Căng thẳng có thể làm khô da.
  • Hormone căng thẳng kích hoạt các tình trạng bệnh lý hiện có xấu đi hoặc bùng phát.
  • Căng thẳng cũng có thể làm cho da bài tiết nhiều dầu hơn, dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá.

Vì vậy, xây dựng một chế độ sống và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa căng thẳng cũng là phương pháp bảo vệ và duy trì vẻ thanh xuân cho da.

2.11. Thực hiện kiểm tra da định kỳ

Tạo thói quen kiểm tra sức khỏe của da tại phòng bác sĩ da liễu 1 lần/năm hoặc nhiều lần nếu có các tình trạng bất thường, bệnh lý tại da. Bởi cột mốc 40 tuổi là thời điểm hợp lý để đánh giá tình trạng của da từ bác sĩ da liễu.

Tóm lại, các dấu hiệu da chảy xệ, nếp nhăn hay tăng sắc tố thường xuất hiện nhiều sau độ tuổi 40. Tuy nhiên, với một vài lời khuyên về chế độ chăm sóc da sau tuổi 40 như trên, bạn có thể hạn chế được tình trạng lão hóa, tạo điều kiện duy trì vẻ tươi sáng, khỏe khoắn cho làn da của mình.

Nguồn tham khảo: Byrdie.com, Menshealth.com, Womenshealthmag.com, Us.comfortzoneskin.com

Các biện pháp chống lão hóa da mặt cho chị em ngoài 30 tuổi

Lão hóa da khiến cho da bị chảy xệ, xỉn màu,... khiến các chị em thiếu tự tin. Do đó, việc chống lão hóa da mặt được rất nhiều người quan tâm để giữ gìn nét thanh xuân của mình. Dưới đây Tâm gợi ý cho chị em chúng mình 1 số phương pháp níu giữ thanh xuân trên gương mặt với cách trẻ hoá da mặt nhé!

Lão hóa da khiến cho da bị chảy xệ, xỉn màu,… khiến các chị em thiếu tự tin. Do đó, việc chống lão hóa da mặt được rất nhiều người quan tâm để giữ gìn nét thanh xuân của mình. Dưới đây Tâm gợi ý cho chị em chúng mình 1 số phương pháp níu giữ thanh xuân trên gương mặt với cách trẻ hoá da mặt nhé!

1. Các biện pháp chống lão hóa da mặt

Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Đến một thời điểm nhất định, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu lão hóa, và da cũng không ngoại lệ. Quá trình lão hóa sẽ dẫn tới da xuất hiện nếp nhăn, đốm sắc tố, quầng thâm, chảy xệ, khô da, da mỏng hơn,…

Sau đây là một số biện pháp hiệu quả có thể áp dụng để chống lão hóa da mặt:

1.1. Sử dụng các thành phần dưỡng ẩm cho da

Chất giữ ẩm cho da giúp da duy trì độ ẩm, ngăn ngừa và làm giảm sự bay hơi nước ở da. Các chất giữ ẩm được phân loại theo cơ chế hoạt động, bao gồm: chất làm mềm, chất làm ẩm, chất che bít hoặc kết hợp nhiều loại.

  • Các thành phần tự nhiên có tác dụng giữ ẩm cho da như: dầu bơ, dầu argan, dầu oliu, dầu dừa, bơ hạt mỡ, sáp ong, lanolin, glycerin, acid hyaluronic,…
  • Chất giữ ẩm nên được thoa ngay sau khi tắm, rửa và khi da còn ẩm.

1.2. Cung cấp các chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có tính năng ngăn ngừa, đào thải hoặc làm giảm tác hại của các tác nhân oxy hóa thông qua việc khử các gốc tự do gây hại. Các chất này có thể được phân thành 3 nhóm:

  • Nhóm tan trong nước: vitamin C, cysteine, glutathione, methionine, selenium
  • Nhóm hòa tan trong dầu: vitamin E , vitamin A, carotenoid, lycopene, coenzyme Q10
  • Nhóm tan được trong nước và dầu: lipoic acid, melatonin, một số polyphenols và flavonoids

1.3. Bổ sung vitamin

Vitamin đóng vai trò thiết yếu trong việc chăm sóc da. Các loại vitamin thường được sử dụng trong chăm sóc da bao gồm vitamin A, B3, B5, E, C.

  • Vitamin A tăng cường sản xuất collagen, làm giảm các nếp nhăn trên mặt.
  • Vitamin B3 (Niacinamide) giúp chống lão hóa, giảm nếp nhăn, đồng thời kiểm soát và ngăn ngừa các vết nám trên da.
  • Vitamin B5 (acid pantothenic) giúp giữ ẩm và ổn định chức năng hàng rào bảo vệ da, làm gia tăng khả năng giữ nước của da.
  • Vitamin C giúp sản xuất collagen, làm săn chắc da và làm mờ các vết chân chim, sẹo hoặc nếp nhăn.
  • Vitamin E giúp trung hòa các gốc tự do và làm mềm da.

Có 2 cách để sử dụng vitamin cho da là uống trực tiếp và bôi ngoài da.

1.4. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày

Ánh nắng mặt trời làm hình thành các đốm sắc tố, chảy xệ và nếp nhăn trên da. Việc thoa kem chống nắng hằng ngày là vô cùng quan trọng, kể cả khi trời râm mát hay khi đang ở trong nhà vì tia UV vẫn luôn hiện diện.

1.5. Thay đổi lối sống

Duy trì lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ bạn làm chậm quá trình lão hóa. Các biện pháp bao gồm:

  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng làm cho đầu óc cảm thấy mệt mỏi và khiến tế bào da mặt lão hóa nhanh hơn. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy thực hiện một số bài tập thở hoặc chánh niệm, thiền, yoga hay dành thời gian với bạn bè, chơi môn thể thao ưa thích, vẽ tranh, chơi nhạc cụ,…
  • Xây dựng thói quen tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn trẻ lâu hơn. Bạn hãy tập thể dục với cường độ phù hợp khoảng 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga, boxing,…
  • Tận hưởng không gian ngoài trời: Dành 15-20 phút trong ngày để đi dạo hoặc ngồi ở một nơi tiếp xúc với thiên nhiên sẽ làm giảm đáng kể mức hormone căng thẳng.
  • Ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm protein, chất béo tốt (như trứng, cá, hạt chia,…) và đa dạng các loại trái cây tươi, rau quả có thể giúp duy trì nét tươi trẻ. Ngoài ra, bạn hãy nhớ uống đủ nước trong ngày và tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản, nhiều đường và muối.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, khiến da bị lão hóa nhanh hơn. Vì thế, bạn nên ngủ khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày. Nếu gặp khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, hãy thử các mẹo sau: Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm, tránh dùng đồ uống cồn, thức ăn khó tiêu hóa, không ăn quá no từ chiều muộn trở đi, không mang các thiết bị điện tử lên giường; và đọc sách hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn.

1.6 Bổ sung các thực phẩm chức năng

Việc bổ sung các thực phẩm chức năng chứa các chất chống oxy hóa và làm đẹp da đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp làn da kéo dài vẻ tươi trẻ, rạng ngời.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cao lá tre, collagen, cao hồng hoa,… thân thiện với cơ thể, không gây kích ứng da để bổ sung chất xúc tác silica, giúp cơ thể tự sản sinh collagen giúp ngăn ngừa lão hóa da, cải thiện các tình trạng lão hóa da như da nhăn nheo, chảy xệ, khô ráp,… và không gây kích ứng da khi sử dụng.

2. Khi nào làn da chảy xệ lão hóa cần được thăm khám?

Bạn nên đến gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Thường xuất hiện các vết bầm tím ở những người lớn tuổi, việc sản sinh collagen trên da sẽ bị suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Tuy nhiên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ nếu thấy những vết bầm tím trên cơ thể sưng to, không biến mất sau 2 tuần và đau nhức không thuyên giảm…
  • Đốm sắc tố bất thường trên da: sần sùi, tróc vảy, méo mó, đau, loét lâu liền hoặc có rớm máu, dễ chảy máu, loét hoặc khối u trên nền sẹo cũ, thay đổi kích thước.
  • Da khô ráp, tróc vảy, ngứa ngáy khó chịu, hay bị viêm da
  • Các đốm đồi mồi và tăng sắc tố trên da thường không gây hại cho cơ thể nhưng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.
  • Da chảy xệ, lỏng lẻo, khuôn mặt hốc hác trông mệt mỏi và thiếu sức sống
  • Muốn xóa các nếp nhăn trên da

Tóm lại, chống lão hóa da mặt là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và thực hiện đúng phương pháp. Ngoài việc dùng mỹ phẩm để dưỡng ẩm và quan tâm tới chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thì sử dụng các thảo dược chống lão hóa từ thiên nhiên như cao lá tre, collagen, cao hồng hoa.. cũng là một sự lựa chọn hiệu quả.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Tóc rụng là thiếu chất gì?

rụng tóc là thiếu chất gì

Tình trạng tóc rụng nhiều và thường xuyên là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều chị em phụ nữ. có rất nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị khô, xơ và dễ gãy. Vậy tóc rụng vì sao và tóc rụng là thiếu chất gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời và cách điều trị hiệu quả.

1. Tóc rụng vì sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị rụng nhiều, chẳng hạn như do phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, quá trình lão hóa tự nhiên, do căng thẳng, do bệnh lý, cũng có thể do làm tóc, tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng, hóa chất,… Bên cạnh đó thiếu chất là 1 trong những lý do khiến mái tóc rụng nhiều và ngày càng yếu.

Tóc cũng giống các cơ quan trong cơ thể, nó cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng. Nếu để lâu và không chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thì tình trạng rụng tóc sẽ càng diễn ra nghiêm trọng.

2. Tóc gãy rụng là thiếu chất gì?

Hiện tượng tóc rụng nhiều có thể báo hiệu cơ thể đang thiếu những chất dinh dưỡng dưới đây:

  • Nhóm vitamin

Các vitamin đều rất tốt và cần thiết đối với mái tóc. Các dưỡng chất này giúp tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Vitamin A:

Vitamin A đại diện cho nhóm retinoids hòa tan trong chất béo bao gồm: Retinol, retinal và retinyl ester. Vitamin A có tác dụng: Giúp thị lực khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch, phát triển biệt hóa của tế bào.

Vitamin A cần thiết để các tế bào tóc được sinh trưởng và phát triển nhanh chóng

Tuy nhiên, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều vitamin A sẽ có thể gây ra tình trạng rụng tóc.

Vitamin C:

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipoprotein nồng độ thấp và tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt và giảm huy động sắt ở ruột. Do đó, vitamin C rất cần thiết ở những bệnh nhân bị rụng tóc liên quan đến thiếu sắt.

Vitamin E:

Vitamin E có tác dụng giúp mái tóc và làn da luôn giữ độ ẩm tự nhiên. Khi thiếu vitamin E, tóc và da sẽ bị khô, tóc xơ và dễ gãy rụng.

Vitamin B:

Vitamin B7 là 1 trong những vitamin tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc giúp mái tóc chắc khỏe

Vitamin B6 có nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, hiệu quả ở nang tóc.

Vì vậy, nếu cơ thể không bổ sung đủ vitamin B sẽ khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.

Tóc rụng là thiếu chất gì
Tóc rụng là thiếu chất gì? là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ
  • Khoáng chất

Protein:

Protein hóa sừng là thành phần chính cấu thành lên tóc. Đây cũng là chất giúp sản sinh ra collagen giúp cho tóc bóng tự nhiên, chắc khỏe. vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ khiến mái tóc trở nên khô rối, yếu và dễ gãy rụng.

Canxi:

không chỉ cần thiết để giúp xương chắc khỏe, phát triển mà còn rất quan trọng để giúp mái tóc khỏe, hạn chế tình trạng gãy rụng. Phụ nữ sau sinh thường cần bổ sung nhiều canxi hơn bình thường, vì vậy thường xảy ra tình trạng rụng tóc nhiều.

Kẽm:

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể, có thể cung cấp kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Rụng tóc là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị thiếu kẽm, và tất nhiên, tình trạng này sẽ giảm khi được bổ sung kẽm đầy đủ.

Sắt:

Sắt là khoáng chất có tác dụng để sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến tóc diễn ra nhịp nhàng. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiếm giảm hồng cầu và tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Silica:

Khi cơ thể thiếu khoáng chất silica sẽ khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó chúng cũng gây tác động xấu đến mái tóc làm tóc yếu, xơ, gãy rụng.

Selen:

Đây là khoáng chất có nhiệm vụ bài tiết các kim loại nặng đồng thời giúp chống oxy hóa giúp nang tóc được bảo vệ, tránh khỏi những tác động xấu của gốc tự do.

Sulfur:

Đây là một thành phần cấu tạo keratin của tóc. Sulfur có tác dụng nuôi dưỡng và làm giúp tóc dài nhanh hơn. Nếu thiếu khoáng chất này sẽ làm tóc mọc chậm và yếu hơn bình thường.

3. Nên làm gì để giảm tình trạng rụng tóc nhiều?


Như đã nói, có nhiều nguyên nhân khiến tóc gãy rụng, vì vậy trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Nếu tóc rụng bất thường, không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

tóc gãy rụng là thiếu chất gì
Để hết rụng tóc, bạn cần tìm được nguyên nhân tóc rụng vì sao?

Còn nếu tóc rụng do cơ thể đang thiếu hụt chất, thì điều cần thiết nhất là cải thiện, bổ sung các chất vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày:

Cung cấp protein: Có nhiều trong trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại cá, tôm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, các loại đậu, sản phẩm từ đậu, nấm, bí đỏ,…

Bổ sung khoáng chất: Đa dạng thực phẩm như: thịt, hải sản như nghêu, tôm, sò, cá ngừ, gan, các loại hạt, khoai tây, các loại ngũ cốc,…

Bổ sung nhiều rau xanh để giàu chất xơ, các loại trái cây mọng nước để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như cà chua, cam, quýt, bưởi,

Nếu do sử dụng hóa chất, làm tóc nhiều thì cần hạn chế thay đổi, làm tóc thường xuyên, dưỡng tóc bằng các sản phẩm để giúp phục hồi, cấp ẩm đầy đủ.

Để giúp hạn chế tình trạng rụng tóc nhiều, ngoài bổ sung sinh dưỡng qua chế độ ăn, có thể kết hợp dùng dầu dừa, dầu oliu để ủ tóc. Ủ từ 15-20 phút, sau đó gội lại bằng nước sạch. Dầu dừa giúp cấp ẩm cho tóc, làm giảm khô, xơ tóc, đồng thời còn giúp tóc mọc khỏe, nhanh dài.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Ăn gì mọc tóc nhanh?

ăn gì mọc tóc nhanh

Làm thế nào để kích thích mọc tóc là băn khoăn của không ít người hiện nay. Thực tế, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng của tóc.

Ăn gì cho mọc tóc nhanh?

Di truyền đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự phát triển của tóc. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần ảnh hưởng tới việc kích thích mọc tóc. Một số lưu ý về chế độ ăn để giúp mọc tóc nhanh như sau:

  • Tránh ăn kiêng: Ăn kiêng có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của tóc. Vì sự phát triển của tóc ít được ưu tiên so với những chức năng khác của cơ thể nên nếu cơ thể bị căng thẳng, thiếu chất do ăn kiêng thì tóc sẽ mọc chậm lại. Bên cạnh đó, ngay cả sau khi quay lại chế độ ăn uống lành mạnh thì tình trạng rụng tóc vẫn sẽ tiếp diễn trong vài tháng tiếp theo;
  • Nên ăn đủ protein: Nếu chế độ ăn uống bị giới hạn về lượng protein thì tóc sẽ phát triển chậm, thậm chí có thể bị rụng. Vì vậy, để kích thích mọc tóc, mỗi người nên ăn một chế độ cân bằng với lượng protein đầy đủ. Nên ăn tối thiểu 50g protein mỗi ngày từ rau, sữa chua, các loại hạt,… Chú ý, quá nhiều protein có thể ảnh hưởng tới thận hoặc khiến tóc trở nên dễ gãy rụng. Tốt nhất nên bổ sung protein cho cơ thể từ chế độ ăn uống thay vì các loại dược phẩm bổ sung;
  • Dùng thực phẩm có caffeine: Caffeine giúp tăng cường năng lượng và thúc đẩy sự phát triển của tóc;
  • Tăng cường các dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn: Các loại vitamin, axit béo và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các dưỡng chất đó gồm biotin, vitamin C, vitamin Dvitamin E, kẽm, sắt, Omega-3 và Omega-6.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần kích thích mọc tóc

3. Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là biện pháp giúp kích thích mọc tóc. Cụ thể:

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chứa caffeine: Để thúc đẩy sự phát triển của tóc;
  • Sử dụng tinh dầu: Thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bôi tinh dầu lên tóc hoặc pha loãng tinh dầu hạt bí ngô, dầu jojoba, dầu bạc hà, dầu hương thảo,… với dầu gội để chăm sóc tóc. Chúng giúp kích thích tóc phát triển và giảm rụng tóc hiệu quả;
  • Massage da đầu: Giúp thúc đẩy da đầu thư giãn, giảm căng thẳng và giúp tóc khỏe hơn. Massage da đầu giúp làm giãn nở các mạch máu dưới da, từ đó giúp tóc dày hơn, chắc khỏe hơn, ít bị gãy rụng hoặc hư tổn;
  • Điều trị huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Có kết quả tốt với những bệnh nhân bị rụng tóc. PRP là phương pháp tiêm tiểu cầu vào da đầu, kích thích các nang tóc ngủ đông, từ đó phục hồi và đẩy nhanh sự phát triển của tóc;
  • Hạn chế xử lý nhiệt cho tóc: Nhiệt từ máy uốn tóc, máy ép tóc, máy sấy tóc,… có thể làm hỏng tóc và gây gãy rụng. Để tóc ít bị rụng, người dùng nên giảm tần suất sử dụng các công cụ này;
  • Hạn chế nhuộm tóc: Việc sử dụng các hóa chất nhuộm tóc cũng có thể khiến tóc dễ bị gãy rụng. Vì vậy, hạn chế nhuộm tóc sẽ giúp tóc ít gãy rụng hơn và mọc nhanh hơn;
Nhuộm tóc
Hạn chế sử dụng hóa chất giúp tóc khỏe mạnh và mọc nhanh hơn
  • Dùng thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể giúp kích thích tóc phát triển, điều trị chứng rụng tóc khá tốt. Chú ý, người dùng cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Uống bổ sung keratin: Giảm rụng tóc, cải thiện độ chắc khỏe và sáng bóng của tóc. Tuy nhiên, cần uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Người dùng có thể thực hiện theo những lưu ý trên để tăng cường sức khỏe và sự phát triển của tóc. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với các phương pháp điều trị sẽ giúp kích thích mọc tóc.

Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp ăn gì mọc tóc nhanh. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách dưỡng tóc mềm mượt như đi tiệm về

Tóc mềm mượt không chỉ mang lại sự tự tin cho chị em mà còn cả cánh đàn ông khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dưỡng tóc mềm mượt và chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh.

Tóc mềm mượt không chỉ mang lại sự tự tin cho chị em mà còn cả cánh đàn ông khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dưỡng tóc mềm mượt và chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh.

Cách dưỡng tóc mềm mượt tại nhà

Chăm sóc tóc, các cách dưỡng tóc mềm mượt hiện nay có thể tự làm tại nhà, tương tự như chăm sóc da, bạn cũng cần có những bước và quy trình massage, gội, sấy và dùng các sản phẩm dưỡng tóc cần thiết.

Bước 1: Sử dụng lược thưa để chải tóc và massage thư giãn da đầu

Một thói quen bạn nên tập trước khi gội đầu đó chính là sử dụng lược thưa để chải tóc. Điều này sẽ giúp gỡ tóc rối trước khi gội, giảm lượng tóc rụng. Sau khi chải tóc bằng lược thưa thì bạn nên dùng các đầu ngón tay xoa bóp da đầu trong vòng 5 phút, điều này sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ dầu gội, dầu xả và dầu dưỡng tóc nếu có sử dụng.

Bước 2: Tẩy tế bào chết sau khi gội đầu

Tẩy tế bào chết sau khi gội đầu cũng là một cách dưỡng tóc mềm mượt quan trọng. Da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết như da mặt, bởi vì quá trình sinh hoạt cả ngày có thể khiến dầu nhờn tiết ra, bụi bẩn và cặn của các sản phẩm tạo kiểu tóc như wax, pomade dính trên tóc & da đầu làm bít các chân tóc gây ngứa và sinh gàu dễ hơn

Các sản phẩm tẩy da chết trên thị trường hiện nay rất đa dạng, người dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và ít kích ứng để sử dụng. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn các nguyên liệu hàng ngày có tại nhà để tẩy tế bào chết cho da đầu:

  • Tẩy tế bào chết cho da đầu bằng đường nâu và bột yến mạch.
  • Tẩy tế bào chết cho da đầu bằng bã cà phê và dầu thiên nhiên.

Bước 3: Gội đầu

Gội đầu là công đoạn quan trọng để giúp tóc sạch và chắc khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách gội và massage da đầu đúng cách.

Khi gội đầu, nên hòa loãng dầu gội với nước trước khi thoa lên tóc, để tránh tình trạng dầu gội vón cục nằm trên tóc sau khi gội. Trong khi gội đầu thì bạn có thể dùng các đầu ngón tay kích thích da đầu và massage để kích thích tuần hoàn máu trên da đầu. Sau khi massage da đầu và dầu gội đã bám đều lên tóc thì tiến hành xả nước sạch dầu gội.

Bước 4: Dùng dầu xả dưỡng ẩm

Dầu xả dưỡng ẩm là một trong các cách chăm sóc tóc và cách dưỡng tóc mềm mượt. Bước này sẽ được dùng sau bước gội đầu. Dầu xả giúp cung cấp độ ẩm, điều này sẽ giúp cho tóc của bạn trở nên mượt hơn, quan trọng hơn là dầu xả giúp phục hồi lớp biểu bì của tóc, giúp bảo vệ tóc khỏi các yếu tố độc hại từ môi trường.

Nên lựa chọn dầu xả phù hợp với tóc của bạn. Ví dụ tóc dầu nhờn thì nên chọn loại dầu xả ít dầu, còn tóc khô xơ thì phải dùng dầu xả cấp ẩm cao.

Thoa đều dầu xả từ ngọn tóc đến phần tóc cách da dầu khoản 1 đốt ngón tay, tránh việc dùng dầu xả tiếp xúc trực tiếp với da đầu vì sẽ dễ gây ra gàu hơn. Nên ủ dầu xả bằng mũ ủ tóc từ 5 – 7 phút để dầu xả có tác dụng tốt nhất. Sau đó xả sạch với nước.

Bước 5: Sử dụng các sản phẩm dưỡng chất chăm sóc tóc

Các sản phẩm giúp bạn cung cấp thêm cho mái tóc độ mềm mượt là serum dưỡng tóc, hoặc có thể lựa chọn dưỡng tóc thông qua mặt nạ dưỡng tóc bằng trứng gà, dầu oliu, dầu dừa là những cách có thể tự làm tại nhà. Chuyên gia dưỡng tóc khuyên rằng chỉ cần sử dụng tinh dầu dưỡng tóc một tuần một lần là đủ

Bước 6: Khô tóc tự nhiên

Để tóc khô tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng xơ tóc và khô tóc. Do đó, nếu bạn lựa chọn thời gian chăm sóc tóc vào buổi tối hoặc cuối ngày thì không cần dùng hoặc hạn chế dùng đến máy sấy nhé. Cách tốt nhất là dùng khăn lau khô và quấn khăn để tự thấm bớt nước trên đầu và tóc.

Bước 7: Sử dụng serum dưỡng tóc

Đây là bước cuối cùng trong cách làm tóc mượt mà Vinmec muốn chia sẻ với bạn. Dùng serum dưỡng tóc trong tình trạng tóc khô hoàn toàn và không còn ẩm ướt sau khi gội. Điều này sẽ giúp tóc của bạn hấp thụ đủ dưỡng chất triệt để và phục hồi những tổn thương, phục hồi tế bào mầm tóc để giúp tóc khỏe mạnh và mềm mượt.

Chăm sóc tóccách dưỡng tóc mềm mượt trong thời đại hiện nay là vấn đề mà bất kỳ ai cũng nên quan tâm. Với một da đầu khỏe mạnh và một mái tóc mềm mượt, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện đáng kể và thoải mái hơn trong khi giao tiếp.

Chúc bạn có mái tóc mềm mượt óng ả!

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Nang tóc bị chết: Bạn có thể làm gì tại nhà?

Nang tóc có thể bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi nang tóc bị chết nó thường không thể phục hồi. Hiện nay những thay đổi lối sống có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ nang tóc bị chết nhiều hơn, gây ra rụng tóc dẫn tới hói đầu.

Nang tóc là một cấu trúc hình túi nằm ở lớp ngoài cùng của da. Tóc sẽ bắt đầu mọc ở phần dưới cùng của nang tóc. Nang tóc có nhiệm vụ thúc đẩy và nuôi dưỡng tóc giúp tóc khỏe mạnh. Khi nang tóc bị tổn thương sẽ khiến cho tóc bị rụng, tóc dần thưa hơn và nếu nang tóc bị chết thì không thể mọc lại tại vùng này.

Nang tóc bị chết có thể là do kết quả của tình trạng nang tóc bị viêm, do di truyền, rối loạn nội tiết, do sử dụng hoá chất, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cần thiết, căng thẳng stress quá độ… Khi nhận biết tình trạng rụng tóc, bạn nên có những biện pháp để giảm thiểu tối đa nang tóc khác bị chết. Dưới đây là một số cách có thể thực hiện tại nhà:

1. Giảm cân

Hãy thử đo cân nặng của mình, nếu thấy cân nặng cao hơn mức cần thiết, hãy đặt mục tiêu giảm nó xuống khoảng 10%. Giảm cân có thể làm giúp làm giảm tình trạng rụng tóc hoặc thậm chí làm sáng da của bạn. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý cũng có thể khiến cho bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

2. Bỏ qua một số loại thực phẩm không lành mạnh

Thói quen với những thức ăn không lành mạnh có thể khiến cho bạn không thể tiêu thụ được những thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Nên hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu và các chất kích thích. Nó không chỉ khiến cho nang tóc bị thiếu dinh dưỡng, mà còn không tốt cho cơ thể.

nang tóc bị chết
Hạn chế ăn thực phẩm không lành mạnh giúp hạn chế tình trạng nang tóc bị chết

3. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng là yếu tố rất cần thiết giúp cho các nang tóc phát triển khoẻ mạnh, tránh rụng tóc. Các chất dinh dưỡng tốt cho tóc cần bổ sung như Biotin, vitamin B5 có trong các loại rau xanh, trái cây, trứng và uống nhiều nước để giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc. Ngoài ra, các loại acid béo cũng rất cần thiết cho nang tóc cho nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn hay dùng viên dầu cá.

Một số thảo dược cũng được cho là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và giúp kích thích mọc tóc thường được dung như nhân sâm, hà thủ ô, ngoài ra nước ép hành tây cũng cho thấy tác dụng giúp ích trong điều trị rụng tóc từng mảng.

4. Chăm sóc tóc đúng cách

Chăm sóc tóc sao cho đúng cách là biện pháp giúp giảm tổn thương nang tóc dẫn tới rụng tóc. Để chăm sóc tóc đúng cách bạn nên:

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ hoá chất lên tóc và vùng da đầu; hạn chế tạo kiểu tóc với những dụng chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng xấu đến tóc và da đầu. Có thể thay thế một phần bằng các loại thảo dược thiên nhiên để tránh tác động của thuốc nhuộm.
  • Chỉ nên gội đầu khoảng từ hai đến ba lần mỗi tuần và nên lựa chọn loại dầu gội phù hợp với tóc, da đầu. Việc tốt nhất nên dùng sản phẩm dầu gội từ thiên nhiên như gội bằng tinh dầu bưởi, hương thảo, bồ kết, đậu đen…
  • Tránh việc chải tóc khi tóc còn ướt, bởi vì lúc này chân tóc yếu hơn bình thường khiến tóc dễ bị gãy rụng hơn.
  • Hạn chế dùng máy sấy ở nhiệt độ cao, có thể dùng nhiệt thấp hoặc có thể thấm bớt nước bằng khăn bông sau khi gội đầu và để cho tóc được khô tự nhiên.
Hạn chế dùng máy sấy ở nhiệt độ cao
Hạn chế dùng máy sấy ở nhiệt độ cao giúp phòng ngừa nang tóc bị chết

5. Xoa bóp da đầu

Xoa bóp da đầu có thể giúp kích thích da đầu và có thể cải thiện độ dày của tóc. Nó kích thích sự phát triển và độ dày của tóc trong các tế bào nhú hạ bì, nằm ở lớp dưới cùng của nang tóc. Những tế bào này đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành tóc, sự phát triển của tóc và trong chu kỳ rụng và mọc lại. Ngoài ra, việc xoa bóp da đầu cũng được biết là có tác dụng cải thiện lưu lượng máu và sức khỏe của da đầu, còn giúp giảm bớt căng thẳng.

Cách xoa bóp: Nên kết hợp việc xoa bóp cách ngày với một số loại dầu hay thảo dược nhằm tăng tác dụng. Những loại dầu có thể dùng như dầu dừa, dầu hương thảo, nha đam, chanh… Dùng một loại thảo dược đã chọn kết hợp rồi xoa bóp da đầu bằng đầu ngón tay, không dùng móng tay. Di chuyển khắp da đầu theo vòng tròn nhỏ, áp dụng lực nhẹ đến trung bình. Nên mát-xa da đầu hàng ngày trong khoảng 4 phút và kéo dài trong khoảng thời gian 24 tuần mang lại hiệu quả trên nghiên cứu. Lưu ý, nếu kết hợp với các loại dầu nên xoa bóp lâu hơn và sau đó gội lại đầu. Nhưng không nhất thiết khi nào cũng cần thêm dầu khi xoa bóp và bạn có thể thực hiện xoa bóp bất cứ khi nào trong ngày, làm trước khi đi ngủ còn khiến bạn ngủ ngon hơn.

6. Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý

Một lý do khiến cho nang tóc bị chết dẫn tới rụng tóc đó là bạn bị căng thẳng và mệt mỏi quá độ. Cho nên cần sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ giấc, thư giãn bằng cách nghe nhạc, tập yoga, đi bộ…

Nang tóc bị chết thì không thể phục hồi tự nhiên, nhưng việc quan trọng hơn đó là hạn chế nang tóc khỏe mạnh bị chết thêm. Việc thay đổi lối sống rất hữu ích trong việc giảm tình trạng rụng tóc. Ngoài ra, nếu bạn thấy áp dụng nhiều biện pháp mà tóc vẫn rụng nhiều nên tới khám để được điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn với tình trạng của mình.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Tóc dễ bết, da đầu nhiều dầu phải xử lí thế nào?

tóc dễ bết phải làm sao

Da đầu bị nhờn cũng giống như da nhờn và mụn trứng cá khiến cho bạn mất tự tin, vì mái tóc lúc nào cũng có cảm giác bết dính, không sạch sẽ. Vậy làm sao để có thể chăm sóc tóc khi có da dầu để giúp tóc luôn suôn mượt?

tóc dễ bết phải làm sao

1. Nguyên nhân gây ra da đầu nhiều dầu?

Da dầu bị nhờn là tình trạng tóc thường xuyên bị bết dính, nhiều bã nhờn khiến cho tóc thường xuyên bị bết, gàu gây cảm giác thiếu tự tin.

Nguyên nhân tóc nhờn có thể bao gồm:

  • Liên quan tới yếu tố di truyền: Do bản thân các tuyến sản xuất chất dầu gọi là bã nhờn di chuyển lên nang lông để giữ ẩm cho da và tóc không hoạt động bình thường, nó có thể gây ra các vấn đề về da và tóc của bạn.
  • Viêm da tiết bã: Một tình trạng bệnh lý trên da gây ra bởi quá nhiều bã nhờn được gọi là viêm da tiết bã. Các mảng da đỏ có vảy xuất hiện trên da đầu và mặt, có thể bong tróc và gây ngứa.
  • Nội tiết tố có thể khiến tuyến bã tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Đó là lý do tại sao thanh thiếu niên thường có làn da dầu và mụn trứng cá. Phụ nữ cũng có thể nhận thấy sự khác biệt về khả năng tiết bã này khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt, lúc này cơ thể của bạn có thể có nhiều khả năng tạo ra nhiều bã nhờn hơn những người khác về mặt di truyền.
  • Tuổi tác: việc tiết bã cũng ảnh hưởng bởi tuổi tác. Khi chúng ta già đi, cơ thể của sẽ tạo ra ít dầu hơn.
  • Cấu tạo của tóc: Bã nhờn di chuyển dễ dàng qua tóc thẳng hơn là qua tóc xoăn. Vì vậy, nếu như bạn có mái tóc thẳng và mỏng, sẽ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng tóc nhờn. Những người có mái tóc xoăn thường cần bổ sung thêm độ ẩm bằng các sản phẩm, vì bã nhờn không đến được ngọn tóc.

2. Cách chăm sóc tóc khi da đầu nhiều dầu?

Da dầu chăm sóc như thế nào để có mái tóc luôn bóng mượt là điều nhiều chị em muốn biết để cải thiện mái tóc suốt ngày bết dính của mình. Việc chăm sóc tóc khi da đầu nhiều dầu chỉ là một vài sự thay đổi trong thói quen làm đẹp hàng ngày mà bạn có thể áp dụng:

  • Gội đầu hàng ngày

Thói quen vệ sinh cá nhân của bạn khiến tóc của bạn luôn bị bết dính. Gội đầu quá ít hoặc thậm chí quá thường xuyên có thể góp phần làm cho tóc nhờn. Thông thường, nếu như bạn có mái tóc nhờn, bạn nên gội đầu hàng ngày. Không nên gội đầu nhiều hơn một lần trong một ngày có thể khiến các tuyến tiết nhờn hoạt động quá mức và tiết ra nhiều dầu hơn để có thể bù đắp cho việc gội đầu nhiều.

Bạn cũng nên lựa chọn loại dầu gội đầu dành cho tóc dầu. Những sản phẩm này được sản xuất để làm sạch da đầu và tóc mà bạn không cần bổ sung thêm độ ẩm. Nếu gàu hoặc bệnh viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da đầu của bạn thì hãy tìm một sản phẩm có chứa kẽm pyrithione.

  • Nhẹ nhàng khi gội đầu

Khi gội đầu, bạn cần phải chà sạch da đầu, nhưng thực hiện điều này không quá mạnh. Chà một lực vừa phải, đủ để chà xà phòng, nhưng không nên quá mạnh khiến bạn bị kích ứng da đầu. Sự kích thích có thể quá mức các tuyến bã nhờn và khiến chúng tiết ra nhiều bã nhờn hơn.

Hãy làm sạch tóc trước khi kết thúc việc gội đầu. Dầu gội hoặc dầu xả còn sót lại có thể tạo ra một lớp màng trên tóc, khiến tóc có cảm giác nhờn.

  • Dùng thêm dầu xả

Dầu xả cũng giúp bổ sung độ ẩm trở lại cho tóc, cũng như giữ cho tóc không bị rối. Theo đó, bên sử dụng dầu xả ở phần ngọn tóc và đừng dùng dầu xả lên da đầu, mà thay vào đó hãy dùng vào ngọn tóc vì giúp tóc suôn mượt hơn, nhưng nó không giúp các tuyến bã nhờn giảm tiết bã.

  • Tránh chạm vào tóc thường xuyên

Cố gắng không nên chải hoặc chạm vào tóc nhiều hơn mức cần thiết. Chải tóc thường xuyên có thể kích thích các tuyến tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Việc vuốt tóc nhiều không chỉ giúp bã nhờn di chuyển xuống các nang tóc mà còn có thể tăng lượng dầu từ tay bạn lên tóc.

  • Dùng dầu gội khô

Nếu như bạn đang muốn kéo dài thêm một chút thời gian giữa các lần gội đầu, bạn có thể dùng một loại dầu gội khô hoặc bột thấm dầu để giảm dầu trên tóc.

  • Dùng một số loại dầu gội làm sạch sâu

Theo thời gian, một số sản phẩm có thể lưu lại một lớp trên tóc của bạn, ngay cả khi đã gội sạch bằng nước. Điều này có thể góp phần khiến tóc có cảm giác bóng nhờn hơn. Dùng dầu gội làm sạch được tạo ra để loại bỏ bất kỳ chất tích tụ hoặc màng nào trên tóc. Sản phẩm này nên được sử dụng một hoặc hai lần một tháng để có thể loại bỏ cặn từ các sản phẩm tạo kiểu hoặc các loại dầu gội và dầu xả khác.

  • Tránh dùng các sản phẩm có tác dụng bổ sung độ ẩm

Nếu tóc của đã tạo ra nhiều dầu hơn thì việc sử dụng sản phẩm bổ sung dầu sẽ không được khuyến khích.

Da đầu bị dầu thường khiến tóc bạn bị bết dính, khiến bạn mất tự tin và có cảm giác không sạch sẽ. Nếu như vùng da bị tiết dầu quá mức do bệnh lý nào đó thì bạn nên thăm khám để có hướng điều trị và sử dụng sản phẩm chuyên dụng phù hợp với da của mình.

Nguồn tham khảo: healthline.com

6 thói quen giúp ngăn lão hóa da sớm

thói quen chống lão hoá da

Nỗi lo ngại của đa số phụ nữ tuổi trung niên đó là làn da bị chảy xệ, nhiều nếp nhăn. Tuy nhiên, có những thói quen rất đơn giản có thể thực hiện hằng ngày, giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da…

1. Thoa kem chống nắng mỗi ngày 

Mùa hè đang đến gần, với nhiệt độ tăng cao và mặt trời chiếu gắt. Mỗi ngày thời gian nắng có thể kéo dài đến 10 tiếng. Tia cực tím (UV) trong ánh nắng có thể đi xuyên qua da đến tận hạ bì, làm tổn thương DNA, đồng thời gây ra một số biển đổi trên da như bỏng da, sạm da, lão hóa da trước tuổi.

Kem chống nắng dạng xịt, gel, dung dịch, miếng dán, khăn lau hay thuốc bôi, có thể  hấp thụ hoặc phản chiếu lại một số bức xạ cực tím trên vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giúp bảo vệ da chống tình trạng cháy nắng. Tùy từng loại, kem chống nắng có chứa một hoặc nhiều bộ lọc tia cực tím (UV), trong đó có 3 loại chính:

Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ những thành phần nguy hại trong ánh sáng cực tím.Các hạt vô cơ phản chiếu, tán xạ và hấp thụ tia UV.Các hạt hữu cơ có thể phản chiếu, tán xạ hay hấp thụ ánh sáng.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hằng ngày phá vỡ kết cấu collagen và elastin – nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương da, khiến da chảy xệ. Do đó, nên sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng có chỉ số SPF > 30, bôi ít nhất 2 – 3 lần/ngày để bảo vệ da tối ưu. 

6 thói quen giúp ngăn lão hóa da sớm - 1

Thoa kem chống nắng là bước rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da.

2. Tăng cường collagen và elastin 

– Collagen là một protein, chiếm đến 25%  lượng protein trong cơ thể. Trên da, collagen chiếm đến 70% cấu trúc da, có nhiều ở lớp hạ bì. Collagen được biết đến với công dụng giúp da săn chắc, căng mịn, tươi trẻ…

– Elastin cũng là một loại protein có độ đàn hồi rất cao, thường được tìm thấy trong các mô liên kết. Elastin có tác dụng kết nối các tế bào lại với nhau. Tại da, elastin có vai trò giúp da hồi phục và duy trì trạng thái ổn định. Với khả năng này, elastin đem lại một làn da có khả năng đàn hồi lớn, giúp da khỏe mạnh.

Với đặc tính như trên, collagen và elastin được coi là yếu tố quyết định đối với sức khỏe của làn da. Hai loại protein này là tổ hợp của các chuỗi acid amin, có cấu trúc không gian 3 chiều, tạo nên các liên kết bền vững, giúp giữ được sự săn chắc, căng bóng và tươi trẻ của làn da. Chính vì thế, nếu thiếu 2 protein này chắc chắn làn da sẽ bị lão hóa sớm, chảy xệ.

6 thói quen giúp ngăn lão hóa da sớm

Chăm sóc da hằng ngày là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa lão hóa da.

Có rất nhiều cách để bổ sung 2 loại protein này như bổ sung bằng các thực phẩm chứa vitamin E, vitamin C, vitamin B, phytoestrogen… Mặc dù chúng không phải là collagen và elastin, nhưng những thực phẩm này giúp cơ thể tăng tổng hợp collagen và elastin cho da, từ đó giúp làn da trẻ hóa.

Các thực phẩm giàu vitamin C: Rau củ có màu xanh đậm (hoa lơ, ổi, ớt chuông…); trái cây có màu vàng, đỏ (cam, quýt, bưởi, đu đủ, cà chua…).Thực phẩm chứa Vitamin E: Các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ…); dầu oliu, rau bina, bông cải xanh, bơ,…Thực phẩm giàu vitamin B: Các loại hạt như hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó…); thịt cá, sữa , bắp, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, ngũ cốc…Thực phẩm giàu phytoestrogen: Các loại hạt họ đậu, mầm đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành; các loại trái cây (đào, dâu, dưa hấu…); rau xanh (bông cải trắng, bông cải xanh)…

Ngoài các thực phẩm giàu các hoạt chất trên, thì có thể bổ sung collagen và elastin từ thực phẩm bổ sung. Tùy vào độ tuổi và tình trạng da, nên sử dụng thêm các sản phẩm chứa các thành phần như vitamin C, vitamin E, retinol, peptide,… để có thể tăng tốc độ sản xuất collagen và elastin, giúp cải thiện vẻ ngoài của da, đồng thời ngăn ngừa lão hóa. 

3. Uống đủ nước giúp ngăn ngừa lão hóa da 

Uống đủ nước giúp da được cấp ẩm, ngăn chảy xệ hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, cải thiện tâm trạng, kiểm soát nhiệt độ cơ thể… 

Lượng nước cần uống mỗi ngày số cân nặng (kg) x 40 (ml). 

4. Bổ sung chất xơ và protein 

Nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng. Trong đó hai nguồn dinh dưỡng không thể thiếu chính là chất xơ và protein.

Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và bổ sung protein từ các nguồn động vật và thực vật để nuôi dưỡng làn da. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên ăn hằng ngày như các loại rau màu xanh đậm, hạt, quả mọng, chocolate đen…

5. Tập thể dục đều đặn 

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp làn da thêm săn chắc. Nên tập luyện ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải hoặc 75 phút với cường độ mạnh mỗi tuần, để có thân hình cân đối, khỏe mạnh và làn da căng mịn. 

6. Ngủ đủ giấc – biện pháp quan trọng ngăn ngừa lão hóa da

Giấc ngủ là liều thuốc quý đối với làn da. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn tới tình trạng cao huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc còn giúp da có thời gian sản xuất collagen để da mịn màng hơn. 

Nên thiết lập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày để làm đẹp da và nâng cao sức khỏe.

CHIA SẺ

Theo BS Cao Như Đạt (Sức khỏe đời sống)

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Làm thế nào để tấm lưng sạch mụn, mịn màng đón hè về?

trị mụn lưng

Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể bị mụn lưng (mặc dù một số yếu tố có thể khiến bạn dễ bị hơn). Và mặc dù quần áo và/hoặc đồ trang điểm có thể che được mụn ở lưng, nhưng việc che giấu chúng sẽ không giải quyết được vấn đề.

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để thoát khỏi mụn lưng, bạn không đơn độc vì có rất nhiều người mắc chúng. Mặc dù nó có thể không dễ thấy như mụn bọc sắp mọc trên mũi, nhưng mụn trên lưng là một vấn đề thường gặp.

Nguyên nhân gây mụn ở lưng?

Mụn lưng hay mụn trứng cá ở lưng không khác mấy so với mụn ở vùng chữ T: Có nhiều loại mụn ở lưng, giống hệt như ở mặt. Mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn nang.

Những mụn trên lưng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và những người trưởng thành năng động hơn. Mụn lưng có thể là do thay đổi nội tiết tố, nhưng thường trầm trọng hơn do mồ hôi, có thể làm tăng một số quần thể vi khuẩn trên da và khiến da nổi nhiều mụn hơn.

Cách phòng ngừa mụn

Tắm hàng ngày và ngay sau khi tập thể dục và tránh sử dụng các sản phẩm có tính tẩy mạnh (như giấm táo) trên da là chìa khóa để ngăn ngừa mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình đang phải đối mặt với tình trạng bùng phát mụn trứng cá mặc dù đã thực hiện vệ sinh sạch sẽ và tuân theo quy trình chăm sóc da phù hợp, đừng tự trách mình.

Một số người dễ mắc bệnh mụn lưng và họ có thể làm rất ít để ngăn chặn sự khởi phát của mụn lưng. Vậy ngoài điều trị thì bạn nên làm gì để phòng tránh: Mặc quần áo rộng rãi và quần áo không bó. Và trong trường hợp bạn không thể tắm ngay sau khi tập luyện, hãy sử dụng khăn lau làm sạch phần lưng.

Làm thế nào để thoát khỏi mụn lưng

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về mụn trứng cá là nó có thể được điều trị giống như những vết thâm bạn có trên mặt. Tiến sĩ Mariwalla nói: “Theo kinh nghiệm của tôi, mụn trứng cá trên cơ thể cứng đầu hơn và mọi người không nhận ra rằng chỉ tắm rửa sạch sẽ là không đủ.”

Làm thế nào để tấm lưng sạch mụn, mịn màng đón hè về? - 1

Da lưng dày hơn nhiều so với da mặt và do đó, nhiều phương pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả đối với da lưng vì thuốc bôi chỉ có thể thấm sâu vào da. Mụn ở lưng có xu hướng khó kiểm soát hơn. 

Biện pháp khắc phục tại nhà

Sử dụng các sản phẩm có thành phần chống mụn trứng cá: Bạn nên sử dụng sữa tắm có chứa benzoyl peroxide như PanOxyl để làm thông thoáng lỗ chân lông và điều trị các vết thâm hiện có. Chỉ cần lưu ý rằng BP có thể làm ố/tẩy trắng, Tiến sĩ Rabach cảnh báo. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

Thoa thuốc trị mụn: Vào ban đêm, hãy trị mụn bằng Differin Gel, một loại thuốc trị mụn không kê đơn. Tiến sĩ Mariwalla hướng dẫn: “Tôi khuyên bạn nên thoa một lượng bằng hạt đậu cho mỗi bàn tay mà bạn có thể che được về diện tích bề mặt (nói cách khác, một vùng như ngực của bạn sẽ có kích thước bằng hai hạt đậu)”.

Nhớ tẩy tế bào chết: Khi được thực hiện đúng cách, tẩy da chết có thể mang lại điều kỳ diệu cho làn da, từ việc loại bỏ tình trạng xỉn màu cho đến trị mụn. Tiến sĩ Rabach gợi ý sử dụng chất tẩy tế bào chết hóa học, chẳng hạn như axit salicylic hoặc axit glycolic, hoặc phương pháp lột da tại nhà để điều trị da dễ bị mụn trứng cá.

Làm thế nào để tấm lưng sạch mụn, mịn màng đón hè về? - 2

Tiến sĩ Rabach tiết lộ bí quyết số 1 nếu bạn bị mụn: Đầu tư vào thuốc bôi: Thuốc kháng sinh và retinol cũng có thể giúp loại bỏ mụn trứng cá ở lưng. Điều này có thể là do đặc tính chống viêm và tiêu mụn của retinoids. 

Tiến sĩ Rabach lưu ý: Nếu mụn trứng cá của bạn là kết quả của nội tiết tố, thì thuốc kháng sinh đường uống, biện pháp tránh thai, spironolactone hoặc Accutane có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Đó là bởi vì liệu pháp hormone có thể ức chế tác dụng của hormone androgen, kích thích quá mức sản xuất bã nhờn.

Điều trị chuyên sâu

Lột da hóa học: Bạn có thể đã nghe nói rằng lột da hóa học là bí quyết để có làn da sáng mịn, nhưng bạn có biết rằng chúng có thể đẩy lùi mụn trứng cá? Để có kết quả tốt nhất, Tiến sĩ Rabach khuyên bạn nên thực hiện lột da bằng hóa chất bởi một chuyên gia chăm sóc da.

Thử điều trị bằng tia laser: Aviclear là một loại tia laser làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn. 

Cân nhắc lăn kim: Đối với những người đang tìm kiếm một vùng lưng không bị nổi mụn, Tiến sĩ Rabach nói rằng lăn kim (hay còn gọi là dermaplaning) có thể là câu trả lời. Nó hoạt động bằng cách chọc thủng lớp hạ bì bằng những chiếc kim nhỏ để thúc đẩy sản xuất collagen và làm trẻ hóa làn da.

Khi nào cần chữa trị chuyên sâu

Tiến sĩ Mariwalla khuyên bạn nên đến gặp chuyên gia chăm sóc da đáng tin cậy nếu bạn thường xuyên bị nổi 10 mụn lưng trở lên cùng một lúc. Cô ấy nhấn mạnh: “Việc đến gặp bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận thực sự quan trọng. “Nhiều người tự nhận mình là chuyên gia điều trị mụn trứng cá và mụn trứng cá trên cơ thể, nhưng đôi khi điều đó có thể khá phức tạp, vì vậy tôi khuyên bạn nên đến gặp một người thực sự biết họ đang làm gì.” Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán vấn đề về da của bạn (tức là xác nhận xem đó là mụn trứng cá chứ không phải viêm nang lông do nấm men hay vi khuẩn) và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

theo lamdep24h

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Bỏ túi 8 bí quyết chữa sẹo tại nhà mà bạn nên bỏ qua

Sẹo có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Một số người xem những vết sẹo của mình như một minh chứng đắt giá cho những trải nghiệm trong quá khứ. Đối với nhiều người khác, vết sẹo lại gây mất thẩm mỹ và khiến họ thiếu tự tin. Nếu bạn lo ngại vấn đề trên thì bài viết sau sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo về những vết sẹo trên cơ thể mình.

Bạn đã biết những bí quyết thoát khỏi sẹo vừa an toàn lại vừa dễ thực hiện? Bài viết sẽ bật mí cho bạn những bước đơn giản giúp làm mờ vết sẹo hiệu quả và nhanh chóng.

Sẹo có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Một số người xem những vết sẹo của mình như một minh chứng đắt giá cho những trải nghiệm trong quá khứ. Đối với nhiều người khác, vết sẹo lại gây mất thẩm mỹ và khiến họ thiếu tự tin. Nếu bạn lo ngại vấn đề trên thì bài viết sau sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo về những vết sẹo trên cơ thể mình.

Bí quyết thoát khỏi sẹo với mật ong

Mật ong nguyên chất được sử dụng để làm mờ vết sẹo. Nó là chất giữ ẩm tự nhiên rất hiệu quả trong điều trị vết thương và kích thích quá trình tái tạo mô.

Cách làm: Dùng 2 thìa canh mật ong nguyên chất với 2 thìa canh baking soda, khuấy đều và massage chỗ vết sẹo trong 3 phút. Sau đó đặt lên trên vết sẹo một chiếc khăn nóng đến khi khăn nguội dần và lau sạch vùng bị sẹo.

Nha đam

Nha đam được biết đến với khả năng tái tạo các mô da, giúp làm giảm kích thước và sự xuất hiện của sẹo. Tính chất làm dịu và giữ ẩm của nha đam sẽ làm tăng tính đàn hồi của mô sẹo và giúp giảm viêm. Nha đam từ lâu đã trở thành một bí quyết giúp bạn thoát khỏi sẹo hiệu quả.

Cách làm: Cắt một lá nha đam và vắt hết phần chất nhờn, dùng nó bôi lên vết sẹo và massage nhẹ nhàng trong vài phút. Để da khô tự nhiên, rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện việc này vài lần một ngày và kiên trì làm trong vòng 1–2 tháng.

Chanh

Nước cốt chanh là một phương pháp hiệu quả để đối phó với mô sẹo. Chanh chứa axit hydroxy alpha (AHA) giúp loại bỏ các tế bào da chết, phục hồi và cải thiện vùng da bị tổn thương. Thêm vào đó, nó hoạt động như chất tẩy tự nhiên, giúp làm sáng vết sẹo cũng như tẩy sạch bụi bẩn.

Cách làm: Dùng nước cốt chanh bôi lên vùng da sẹo và để khô tự nhiên trong 10 phút rồi rửa sạch, để khô. Sau đó bôi kem dưỡng ẩm. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, trong vài tuần cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được.

Bí quyết thoát khỏi sẹo với bơ ca cao

Giống như nước chanh, bạn nên dùng bơ ca cao hàng ngày vì những lợi ích mang lại của nó. Bôi bơ ca cao lên vùng bị sẹo, lưu ý nên bôi ngay sau khi bị thương. Bạn không cần phải rửa lại vì các chất đã được hấp thụ vào da. Bơ ca cao thường được dùng để loại bỏ vết rạn da và làm lành vết xăm.

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil)

Dầu tràm trà có chứa các chất giúp làm lành da, điều này khiến nó trở thành bí quyết hiệu quả giúp bạn thoát khỏi các vết sẹo phiền toái. Vì tinh dầu có tác dụng rất mạnh, do đó bạn nên pha loãng trước khi sử dụng bằng cách cho 2 giọt tinh dầu vào một thìa dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân. Bôi hỗn hợp lên vết sẹo và để một vài giờ trước khi rửa sạch. Bạn nên thực hiện việc này một lần mỗi ngày trong vài tuần. Một cách khác là thêm 2–3 giọt dầu vào 1/2 chén nước ấm. Sử dụng hỗn hợp để rửa vết sẹo hai lần mỗi ngày trong vài tuần.

Dầu dừa, bí quyết đối phó và thoát khỏi sẹo

Dầu dừa chứa các chuỗi axit béo, hoạt động như các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa và làm dịu đi các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Dầu dừa còn có khả năng kích thích sản xuất collagen hiệu quả và làm mềm da để đẩy nhanh tiến trình lành sẹo.

Cách làm: Làm nóng 1 muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất trong lò vi sóng và bôi vào vết sẹo, nhẹ nhàng xoa bóp theo vòng tròn nhỏ cho đến khi vùng da sẹo đã hấp thụ đủ dưỡng chất. Thực hiện điều này vài lần mỗi ngày đến khi được kết quả mong muốn.

Giấm táo

Một bí quyết giúp bạn thoát khỏi sẹo khác là giấm táo. Tính chất chua của giấm táo sẽ tẩy tế bào chết ở vùng da sẹo, do đó giúp làm mờ sẹo.

Cách làm: Nhúng bông gòn vào giấm táo và thoa lên vết sẹo, giữ nguyên miếng bông trong vòng 10–15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Cuối cùng, bạn bôi kem dưỡng ẩm lên chỗ sẹo và lặp lại phương pháp này một vài lần mỗi ngày trong vòng vài tuần.

Bí quyết giúp bạn thoát khỏi sẹo bằng dầu ô liu

Dầu ô liu rất giàu vitamin E và K, những vi chất rất tốt cho làn da và làm mờ sẹo hiệu quả. Dầu ô liu nguyên chất có tác dụng chống oxy hóa và với độ axit cao, nó còn giúp làm sáng vùng da bị sẹo.

Cách làm: Bôi khoảng 1 muỗng canh dầu ô liu lên vết sẹo, sử dụng ít hơn nếu vết sẹo nhỏ. Massage vùng sẹo khoảng 5 phút để giúp các mô sẹo mềm hơn. Để khoảng 10 phút và sau đó lau lại bằng vải sạch.

Các bí quyết thoát khỏi sẹo khác

  • Ăn thực phẩm giàu beta-carotene cũng như chất kẽm để hỗ trợ cơ thể làm lành sẹo
  • Uống nhiều nước để tránh da bị mất nước
  • Tránh tác động mạnh như cào gãi vết sẹo bằng móng tay hoặc những dụng cụ sắc nhọn khác

Nếu những liệu pháp tự nhiên trên không mang lại hiệu quả đối với tình trạng sẹo của mình, bạn có thể tìm đến spa để được thực hiện các phương pháp y tế chuyên sâu hơn nhằm xóa bỏ sẹo.