Trị mụn bằng rau diếp cá

có nên trị mụn bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát nên nhiều người sử dụng loại lá này để trị mụn. Nhưng thực hư liệu có tốt như lời đồn và đâu là cách trị mụn tốt bằng rau diếp cá? Cùng Tâm học một vài công thức nhé!

Rau diếp cá có khả năng làm mát, điều tiết độ ẩm trên da, giải độc và kháng khuẩn cao. Ngoài việc sử dụng nó như một loại rau gia vị để ăn hoặc để chữa bệnh thì mọi người hoàn toàn nên dùng rau diếp cá để trị mụn. Vậy cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá như thế nào?

1. Có nên dùng cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá?

Theo nghiên cứu y học hiện đại khẳng định, rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn lỵ, virus cúm, sởi, … . Trong khi đó, theo Đông y, diếp cá là loại rau có tính mát, vị chua, có tác động vào sâu 2 kinh can và phế. Cùng với một lượng tinh dầu lớn, rau diếp cá có tác dụng chủ yếu là giải độc, thanh nhiệt cơ thể, giúp thoát mủ, giảm phù thũng, thông tiểu tiện và chống viêm. Do đó, rau diếp cá được rất nhiều người sử dụng để điều trị mụn trứng cá.

Ngoài công dụng để điều trị mụn, trong dân gian, từ lâu rau diếp cá đã được sử dụng để điều trị các loại bệnh như trĩ, táo bón, sởi, mày đay, viêm tai giữa, viêm thận, kiết lỵ, sưng tuyến vú, …

2. Các cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá

2.1 Trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá với mật ong

Mật ong cũng là một nguyên liệu mang lại rất nhiều công dụng hỗ trợ hữu ích những làn da bị mụn. Vì trong mật ong có chứa một lượng lớn chất kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa mụn hình thành và làm giảm đi lượng mụn sẵn có. Đồng thời, mật ong cũng có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa, sáng da, … hiệu quả nên khi kết hợp cùng với rau diếp cá sẽ giúp cho làn da của bạn nhanh chóng giảm bớt mụn và trở nên trắng mịn.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị

  • 1g rau diếp cá
  • 2 thìa mật ong

Cách làm

  • Rửa sạch, để ráo rau diếp cá. Sau đó bỏ diếp cá, mật ong vào máy xay, xay nhuyễn với một ít nước.
  • Rửa sạch mặt rồi dùng hỗn hợp đã xay thoa đều lên mặt nhẹ nhàng và những vùng da bị mụn khác.
  • Chờ khoảng 20 phút để các dưỡng chất thẩm thấu được vào da, sau đó rửa lại với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 2-3 lần/tuần sẽ giúp bạn có được làn da sáng và sạch mụn.

2.2 Cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá với lô hội

Trong lô hội có chứa đến 19 loại axit amin thiết yếu, các loại vitamin nhóm B, C, E và các khoáng chất thiết yếu. Đây đều là các dưỡng chất rất tốt cho làn da bị mụn. Không chỉ vậy, lô hội còn giúp diệt khuẩn, làm sạch các tế bào chết. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp hai loại nguyên liệu này để giúp cho làn da nhanh hết mụn và căng tràn sức sống trở lại.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị

  • 1g rau diếp cá
  • 1g thịt lô hội

Cách làm

  • Xay nhuyễn rau diếp cá và thịt lô hội và dùng hỗn hợp đó bôi nhẹ nhàng lên da
  • Đợi từ 15-20 phút rồi sau đó rửa mặt sạch với nước lạnh.
  • Thời gian sử dụng từ 2-3 lần/tuần

2.3 Cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá với muối biển

Muối có tính sát khuẩn cao, có tác dụng giảm viêm, diệt khuẩn khiến cho các nốt mụn bị xẹp đi nhanh chóng. Đặc biệt, muối còn có tác dụng làm giảm nhờn, giúp cho thông thoáng, rất thích hợp với các làn da dầu.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị

  • 1g rau diếp cá
  • 1 thìa muối biển loại hạt

Cách làm

  • Rửa sạch rau diếp cá, rau đó xay nhuyễn cùng với muối biển
  • Rửa sạch mặt và bôi hỗn hợp vừa xay lên da khi da vẫn còn ẩm.
  • Đợi 15-20 phút và rửa lại mặt cùng với nước ấm.
  • Thời gian sử dụng: 2 lần/tuần

Cách trị mụn trứng cá bằng nước ép rau diếp cá

Nếu quá bận rộn với công việc, không có thời gian để kết hợp với nhiều loại nguyên liệu thì việc sử dụng nước ép rau diếp cá là sự lựa chọn tốt nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch rau diếp cá, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước.
  • Làm sạch mặt và sử dụng nước ép đó thoa đều khắp mặt nhẹ nhàng
  • Để nguyên trên mặt và có thể rửa sạch lại vào sáng hôm sau.
  • Thời gian sử dụng: 3-4 lần/tuần

2.4 Cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá với giấm táo

Sử dụng giấm táo kết hợp với rau diếp cá là cách để điều trị mụn đầu đen một cách hiệu quả. Giấm táo có khả năng loại bỏ các tế bào da chết, làm mờ thâm mụn, sáng da và se khít lỗ chân lông.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị

  • 3 thìa bột rau diếp cá
  • 1 thìa cà phê giấm táo

Cách làm

  • Cho bột rau diếp cá và giấm táo vào bát, sau đó trộn đều. Nếu hỗn hợp quá khô thì bạn có thể thêm một chút nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn, bôi hỗn hợp đó lên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước mát.
  • Thời gian sử dụng: dùng từ 2 – 3 lần/tuần để thấy được tình trạng mụn đầu đen giảm rõ rệt.

2.5 Uống rau diếp cá để trị mụn từ bên trong

Sử dụng mỗi ngày 2 cốc sinh tố hoặc nước ép diếp cá sẽ giúp thải độc, mát gan và làm giảm được mụn từ bên trong.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị

  • Một nắm rau diếp cá
  • Đường, muối

Cách thực hiện

  • Rửa sạch rau diếp cá và ngâm 30 phút với nước muối pha loãng rồi rửa sạch, để ráo
  • Tiến hành bỏ rau diếp cá vào máy xay cùng với một ít nước, rây qua lọc để lấy được phần nước đã ép.
  • Kiên trì uống 2 cốc nước ép rau má mỗi này và dùng đều đặn trong vòng 1-2 tháng, tình trạng mụn trứng cá và các vết thâm mụn sẽ giảm rõ rệt.
  • Sau khi tình trạng mụn đã thuyên giảm, sử dụng liều lượng duy trì là 2-3 cốc mỗi tuần để tiếp tục ngăn ngừa mụn trứng cá quay trở lại và giúp da trở trắng mịn hơn.

Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy nước ép diếp cá khó uống thì có thể bỏ thêm một chút đường và vài viên đá để có thể dễ uống hơn.

3. Một số lưu ý khi sử dụng rau diếp cá để trị mụn

  • Trước khi bôi các loại mặt nạ đến từ rau diếp cá thì cần phải chắc chắn rằng khu vực cần trị mụn phải được làm sạch bụi bẩn, các chất nhờn để giúp cho các dưỡng chất có trong rau diếp cá và các hoạt chất khác có thể thẩm thấu vào da tốt hơn.
  • Cần kiên trì sử dụng mặt nạ, nước ép rau diếp cá thường xuyên từ 2-3 lần/tuần.
  • Ngoài việc dùng các loại mặt nạ, bạn còn có thể kết hợp với việc ăn sống, uống nước ép để đạt hiệu quả tốt hơn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn biết được có nên dùng cách trị mụn trứng cá bằng rau diếp cá hay không? Từ đó có thể dễ dàng lựa chọn các cách và thời gian sử dụng sao cho hiệu quả, sớm đưa làn da trở nên khỏe mạnh, trắng sáng và mịn màng.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

16 biện pháp tự nhiên làm sáng môi thâm

cách trị thâm môi tự nhiên

Một đôi môi mềm mịn, căng mọng và hồng hào là niềm mơ ước của mọi phụ nữ. Nhưng trên thực tế, hầu như tất cả mọi người đều gặp phải tình trạng môi thâm. Mặc dù đây là vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ nhưng không gây lo lắng, bởi hiện có nhiều biện pháp làm sáng môi thâm một cách tự nhiên.

16 biện pháp tự nhiên làm sáng môi thâm

1. Nguyên nhân gì ra gây thâm môi?

Môi thâm có thể là kết quả của chứng tăng sắc tố trên môi. Đây là một tình trạng vô hại do mật độ melanin quá nhiều trong các lớp tế bào da. Các nguyên nhân gây tăng sắc tố môi có thể do:

  • Phơi nhiễm thường xuyên và với thời gian lâu dưới ánh nắng mặt trời.
  • Thiếu nước.
  • Hút thuốc lá.
  • Bị kích ứng với các sản phẩm dùng tại chỗ như kem đánh răng, son môi.
  • Dùng quá nhiều caffeine.
  • Tật mút môi.

May mắn là phần lớn những nguyên nhân này có thể được giải quyết bằng cách điều chỉnh lại thói quen và lối sống, chẳng hạn như sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời, giảm tiêu thụ thức uống có chứa caffeine hoặc sử dụng một nhãn hiệu kem đánh răng khác.

Ngoài ra, một số điều sau đây cũng có thể dẫn đến đôi môi sẫm màu:

  • Hóa trị liệu.
  • Thiếu máu.
  • Thiếu vitamin.
  • Sử dụng nước có chứa quá nhiều florua.

2. Các biện pháp tự nhiên làm sáng môi thâm

Điều trị chứng tăng sắc tố da thường sử dụng phương pháp laser và hóa chất, như hydroquinone, axit kojic để hạn chế các tế bào trong da sản xuất melanin.

Tuy nhiên, các biện pháp tự nhiên làm sáng môi thâm vẫn có thể đem lại hiệu quả nhất định và quan trọng là dễ thực hiện tại nhà. Các phương pháp đó bao gồm:

2.1. Dùng chanh trị môi thâm

Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy, vỏ chanh có thể hoạt động như một chất ức chế melanin. Trước khi đi ngủ, bạn hãy thái mỏng một lát chanh tươi và nhẹ nhàng bôi lên môi. Rửa sạch môi bằng nước mát vào sáng hôm sau. Kiên nhẫn lặp lại thói quen này trong 30 ngày.

làm sáng môi thâm
Chanh là loại quả có thể giúp làm sáng môi thâm hiệu quả.

2.2. Chanh và đường làm sáng môi thâm

Thái một lát chanh nhỏ và lăn qua đường. Chà xát môi với chanh đã có đường trước khi đi ngủ. Rửa sạch môi bằng nước ấm khi thức dậy vào sáng hôm sau.

2.3. Chanh ta làm sáng môi

Chanh ta là một loại trái cây cùng họ cam quýt có thể làm sáng môi thâm. Sử dụng một chiếc bát nhỏ, trộn lẫn 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh tươi, 1 thìa mật ong, 1 thìa cà phê glycerin. Sau đó, thoa hỗn hợp lên môi một cách nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Rửa sạch môi vào sáng hôm sau.

2.4. Nghệ trị môi thâm

Theo một nghiên cứu năm 2010, nghệ có thể đem lại hoạt tính như một chất ức chế melanin. Sử dụng một chiếc bát nhỏ, trộn lẫn 1 thìa sữa tươi và bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, dùng đầu ngón tay thoa hỗn hợp này lên môi. Giữ nguyên vị trí trong khoảng năm phút và nhẹ nhàng rửa sạch lại bằng nước mát. Sau khi môi vừa khô nước, hãy thoa kem dưỡng ẩm yêu thích lên môi.

làm sáng môi thâm
Trong nghệ có chứa chât ức chế melanin, giúp làm sáng môi thâm an toàn.

2.5. Nha đam có thể làm sáng môi

Sản phẩm này cũng ức chế sản xuất melanin. Mỗi ngày thoa một lớp mỏng gel lô hội tươi lên môi. Sau khi lớp gel khô lại, hãy rửa sạch môi bằng nước ấm.

2.6. Lựu trị môi thâm hiệu quả

Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy, các thành phần chiết xuất từ ​​quả lựu có thể làm sáng da trên các vùng bị tăng sắc tố. Để thực hiện phương pháp này, hãy trộn 1 thìa hạt lựu đã bóc nhỏ, 1 thìa cà phê nước hoa hồng và 1 thìa kem sữa tươi. Nhẹ nhàng bôi hỗn hợp lên môi và massage trong khoảng ba phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.

2.7. Các biện pháp tự nhiên khác

  • Dầu dừa: Dùng đầu ngón tay lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, nhẹ nhàng thoa đều lên môi. Nên duy trì thói quen này nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ vào ban đêm.
  • Nước hoa hồng: Trộn hai giọt nước hoa hồng với sáu giọt mật ong với nhau. Bôi hỗn hợp này lên môi ba đến bốn lần mỗi ngày. Thời điểm thích hợp thực hiện có thể là trước khi đi ngủ vào buổi tối.
  • Dầu ô liu: Trước khi ngủ, xoa bóp vài giọt dầu ô liu đều khắp lên môi.
  • Nước ép dưa chuột: Cho nửa quả dưa chuột vào máy xay sinh tố, lược bỏ phần rắn và bảo quản phần nước trong tủ lạnh. Nhúng một miếng bông gòn rồi nhẹ nhàng thoa nước ép lên môi. Sau khoảng 30 phút thì rửa sạch bằng nước mát.
  • Dâu: Tạo ra một hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn 5 quả dâu tây nghiền nát và 2 thìa cà phê muối nở. Bôi đều hỗn hợp này lên môi trước khi đi ngủ và sáng hôm sau rửa sạch lại bằng nước mát.
  • Hạnh nhân: Trộn đều 1 thìa kem sữa tươi và bột hạnh nhân vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa đều toàn bộ hỗn hợp lên môi và để khô trong khoảng năm phút, sau đó rửa sạch môi bằng nước ấm.
  • Dầu hạnh nhân: Lấy một ít dầu hạnh nhân rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ.
  • Đường: Trộn 2 thìa cà phê bơ và 3 thìa đường với nhau. Ba lần một tuần, xoa bóp hỗn hợp này lên môi từ ba đến bốn phút.
  • Dầu mù tạt: Mỗi ngày một lần, sáng hoặc tối, massage nhẹ nhàng đôi môi với vài giọt dầu mù tạt.
  • Củ cải: Xay củ dền thành bột nhão mịn rồi thoa hỗn hợp này lên môi hai lần một tuần và lưu lại trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước. Khi môi đã sạch và khô, hãy thoa một lớp dưỡng môi mỏng.

Tóm lại, sự đổi màu trên môi thường là biểu hiện của bệnh lý cũng như lối sống, yếu tố tác động nhất định từ bên ngoài. Dù là nguyên nhân gì, bạn có thể áp dụng một số biện pháp làm sáng môi thâm nêu trên để đem lại màu sắc tươi mới cho đôi môi, góp phần hoàn thiện vẻ ngoài cho gương mặt.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì?

Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì?

Đu đủ là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả đu đủ rất thơm ngon và bổ dưỡng nhưng không nhiều người biết đến công dụng của nước lá đu đủ. Vậy uống nước lá đu đủ có tác dụng gì đối với sức khỏe của người sử dụng?

1. Đu đủ là loài cây vô cùng quen thuộc

Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya thuộc loại cây thân thảo, thuộc họ Đu Đủ. Nguồn gốc xuất phát của đu đủ là miền nam Mexico, miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ. Hiện nay, đu đủ xuất hiện phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines và Việt Nam.

Đặc điểm của loài cây này là có thân cao từ 3 – 10m, ít khi tạo nhánh (nếu có nhánh thì thường ở phần ngọn), lá đu đủ khá to, có hình chân vịt, lá mọc cách, so le và không có lá kèm.

Ở nước ta, nếu được cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất, cây đu đủ có thể mọc khoảng 55 – 60 lá mỗi năm. Tuổi thọ của lá đu đủ là khoảng 3 – 4 tháng. Bên cạnh quả thì nước lá đu đủ còn được xem là một bài thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh.

2. Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

2.1. Chăm sóc sức khỏe làn da

Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C nên rất tốt cho da. Trong đó, vitamin C có vai trò tương tự một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể đề kháng lại gốc tự do và chống lại các tổn thương trên da.

Bên cạnh đó, nước lá đu đủ còn có khả năng ngăn ngừa và loại bỏ các triệu chứng về da khác như mụn trứng cá, mụn bọc, thâm sạm da và các nếp nhăn. Từ đó, uống nước lá đu đủ giúp có thể mang lại cho chúng một làn da sáng, khỏe, tươi trẻ và đầy sức sống.

Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì
Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C nên rất tốt cho da

2.2. Kiểm soát đường huyết

Ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nước lá đu đủ chứa các thành phần tự nhiên có khả năng kích thích hoạt động của hormone insulin trong cơ thể. Nhờ đó uống nước lá đu đủ giúp cơ thể tăng khả năng kiểm soát, điều chỉnh lượng đường máu chặt chẽ hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, tổn thương thận và bệnh lý tim mạch.

2.3. Tăng số lượng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết da và niêm mạc. Ở mức độ nghiêm trọng là tình trạng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hoá… Vì thế, bổ sung các loại thực phẩm làm tăng số lượng và chất lượng tiểu cầu là rất cần thiết.

Và một trong những tác dụng nổi trội của nước lá đu đủ là kích thích tăng số lượng tiểu cầu. Kết quả nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới chứng minh lá đu đủ chứa các thành phần giúp bổ sung đáng kể số lượng tiểu cầu cho cơ thể.

2.4. Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt

Chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố cơ thể. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề nan giải khác nhau như chứng nóng trong người, nổi mụn trứng cá và đôi khi gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe như bệnh đa nang buồng trứngu xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…

Uống nước lá đu đủ có thể là giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt. Nhờ các đặc tính vốn có, lá đu đủ có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng.

2.5. Giảm đau bụng kinh

Cũng liên quan đến kinh nguyệt chính là tình trạng thống kinh, đau bụng khi hành kinh và đây thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều chị em vì sự khó chịu của những cơn đau thắt phần bụng dưới. Một biện pháp khắc phục tình trạng này, chị em chỉ cần dùng một ít nước lá đu đủ để nấu với mè và muối sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi cơn đau bụng mỗi khi hành kinh.

2.6. Lạm chậm quá trình lão hoá

Nước lá đu đủ là nguồn cung cấp nhiều loại axit amin khác nhau như axit glutamic, glycine, valine, leucine, tryptophan, cystine, histidine… Những loại axit amin này là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm giúp săn chắc và chống lão hoá da.

Vì thế, uống nước lá đu đủ thường xuyên được xem như một biện pháp làm chậm quá trình lão hoá trên da. Ưu điểm của nước lá đu đủ là giá thành rẻ hơn rất nhiều so với mỹ phẩm và thường không gây ra tác dụng phụ trên da .

2.7. Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Nước lá đu đủ có chứa các hoạt chất như enzym papain, chymopapain, protease và amylase nên nó được xếp vào nhóm các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ hoàn hảo cho chức của hệ tiêu hoá.

Khi được đưa vào cơ thể, các hợp chất trên trong nước lá đu đủ giúp đường ruột phân giải và hấp thụ nhanh chóng các chất dinh dưỡng khó hấp thu như protein, carbohydrate và khoáng chất trong thức ăn.

Đồng thời, lá đu đủ còn mang lại khả năng chống lại các bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy…

2.8. Chống ung thư

Nhắc đến các loại thực phẩm là khắc tinh của ung thư, chúng ta không thể không đề cập đến nước lá đu đủ. Tác dụng này có được là nhờ vào tác dụng của một hợp chất acetogenin, có khả năng giúp chống lại ung thư rất hiệu quả.

Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì
Giải đáp uống nước lá đu đủ có tác dụng gì?

2.9. Thúc đẩy mọc tóc

Chiết xuất của lá đu đủ có thể thúc đẩy tóc phát triển, đồng thời ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và hói đầu. Nước lá đu đủ chứa thành phần được sử dụng trong dầu gội chống gàu là hợp chất karpain có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu. Karpain còn có chức năng như một loại dầu xả tự nhiên và mang lại vẻ bóng mượt cho mái tóc.

3. Nên uống nước lá đu đủ tươi hay phơi khô?

Thắc mắc của không ít người là nên uống nước lá đu đủ tươi hay khô mới đem lại hiệu quả thực sự? Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chúng ta hãy dùng lá đu đủ đã phơi khô.

Lý do vì lá đu đủ tươi thường có vị rất đắng, khó uống mà còn chứa nhiều nhựa, vì vậy khi nấu nước sẽ rất khó để loại bỏ lượng nhựa này.

Trong khi đó, lá đu đủ phơi khô vừa làm mất đi nhược điểm lá tươi vừa cho phép chúng ta quan sát được độ đậm nhạt của màu nước.

4. Cách nấu nước lá đu đủ tại nhà

Hiện nay có rất nhiều công thức làm nước lá đu đủ từ lá tươi, lá phơi khô hay thậm chí là kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như chanh, sả…

4.1. Cách nấu nước lá đu đủ đã phơi khô

Nếu không có lá đu đủ tươi, chúng ta có thể dùng lá đu đủ khô để nấu nước theo các bước sau:

Nguyên liệu:

  • Lá đu đủ sấy khô;
  • Nước lọc khoảng 2 lít.

Cách thực hiện:

  • Cho nước lọc và lá đu đủ khô vào nồi;
  • Đun nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để tiếp tục nấu;
  • Nấu hỗn hợp trên cho tới khi lượng nước giảm còn một nửa;
  • Tiến hành lọc bỏ phần bã và sau đó thưởng thức nước lá đu đủ phơi khô.

4.2. Cách nấu nước lá đu đủ tươi với chanh

Nước lá đu đủ tươi khó uống do có vị đắng. Do đó chúng ta có thể kết hợp lá đu đủ tươi với một số nguyên liệu để mang lại hương vị thơm ngon và dễ uống hơn.

Nguyên liệu:

  • 10 lá đu đủ tươi;
  • 2 – 3 thìa đường;
  • Nước cốt nửa quả chanh;
  • Khoảng 240ml nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá đu đủ rồi cắt nhỏ;
  • Xay lá đu đủ tươi với nước ấm;
  • Lọc hỗn hợp đã xay bằng rây hay vải mùng;
  • Sau đó thêm một ít nước cốt chanh đã chuẩn bị;
  • Thêm đường vào hỗn hợp nước lá đu đủ và nước cốt chanh. Nếu không thích đường có thể sử dụng mật ong;
  • Thêm một ít nước lọc nếu thấy hỗn hợp quá đặc rồi tiến hành xay tiếp cho đến khi hỗn hợp mịn;
  • Cho nước lá đu đủ đã chế biến vào tủ lạnh để làm mát rồi thưởng thức.

4.3. Cách nấu nước lá đu đủ tươi với sả

Sả là thành phần giúp nước lá đu đủ thơm ngon và nhiều dưỡng chất hơn.

Nguyên liệu:

  • Sả khô: 10 gram;
  • Lá đu đủ: 90 gram;
  • Nước lọc: 2 lít.

Cách thực hiện:

  • Đổ nước sạch vào nồi, cho sả và lá đu đủ vào rồi đun sôi;
  • Khi nước sôi hãy vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp trong 30 phút;
  • Tắt bếp, lọc lấy phần nước lá đu đủ để uống trong ngày.

Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C, cùng nhiều dưỡng chất khác nên rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Bạn có thể bổ sung loại nước này hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Lá tía tô chữa bệnh gút được không?

Thông thường, bệnh Gout cần phải có phác đồ điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong việc sử dụng thuốc kết với với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Một trong những phương pháp có thể hỗ trợ giảm Gout hiệu quả là sử dụng các dược liệu có trong vườn nhà, đó là cây tía tô. Vậy chữa bệnh Gout bằng lá tía tô được thực hiện như thế nào?

Thông thường, bệnh Gout cần phải có phác đồ điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong việc sử dụng thuốc kết với với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Một trong những phương pháp có thể hỗ trợ giảm Gout hiệu quả là sử dụng các dược liệu có trong vườn nhà, đó là cây tía tô. Vậy chữa bệnh Gout bằng lá tía tô được thực hiện như thế nào?

1. Bệnh Gout là bệnh gì?

Gout là một bệnh lý gây ra do có sự rối loạn chuyển hóa của acid uric. Khi nồng độ của acid uric trong cơ thể tăng lên cao, các tinh thể muối urat có xu hướng kết tinh tại khớp và từ đó gây ra hiện tượng sưng viêm.

Vì vậy, để khắc phục được bệnh Gout cần phải theo cơ chế tăng cường chức năng đào thải lượng acid uric của thận và giảm nồng độ của acid uric trong máu.

2. Công dụng của cây tía tô đối với bệnh Gout

Để trả lời cho câu hỏi lá tía tô có chữa được bệnh gút không? Hãy cùng xem qua một số công dụng của lá tía tô đối với bệnh gút dưới đây:

Cây tía tô vốn là một loại cây quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam, loại cây này thường được sử dụng như là một gia vị ăn kèm với nhiều món ăn, bên cạnh đó cây tía tô còn là một loại thảo được được dùng để hỗ trợ trong phòng ngừa, điều trị ho, cảm lạnh, hen suyễn và giảm các triệu chứng Gout hiệu quả.

Trong bệnh Gout, tía tô được sử dụng thường xuyên để hỗ trợ trong việc làm giảm các cơn đau do chứng bệnh này gây nên. Với khoa học hiện đại cũng cho thấy được rằng trong tía tô có những thành phần có lợi cho sức khỏe như: Rosmarinic acid, Luteolin, Perillaldehyde, Apigenin, các khoáng chất Photpho, Magie,Canxi,Sắt … vàvitamin A, B, C. Những hoạt chất này đều có khả năng trong hỗ trợ làm giãn mạch, chống viêm, giảm đau, đào thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm và từ đó làm hạn chế những cơn đau gout hiệu quả. Đặc biệt, có một số thành phần trong lá tía tô có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, là một loại enzyme đóng vai trò trong thúc đẩy hình thành acid uric trong cơ thể. Lá tía tô có giàu chất xơ, độ kiềm cao có thể thúc đẩy cho quá trình thanh lọc và thải trừ lượng acid uric tại thận. Vì vậy, lá tía tô chữa bệnh gút mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

3. Cách dùng lá tía tô để chữa bệnh Gout

  • Nước lá tía tô: Dùng 6 – 12 gam lá tía tô rửa sạch và cắt nhỏ, đun sôi cùng với nước sạch trong khoảng 15 phút, sau khi đun sôi gạn bỏ bã, lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày, nên sử dụng lúc ấm để đạt hiệu quả cao hơn và uống hết trong 1 ngày. Bài thuốc này có thể được sử dụng khi có cơn gout cấp xuất hiện hoặc dùng hàng ngày một cách đều đặn để có thể kiểm soát nồng độ của acid uric ở trong máu.
  • Sử dụng lá tía tô sống: Người bệnh có thể ăn bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày của bản thân, ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng của gout, lá tía tô còn hỗ trợ rất tốt vấn đề về tiêu hóa, hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm và một số vấn đề sức khỏe thường gặp phải như ho, cúm, sổ mũi, …
  • Đắp lá tía tô: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn lá tía tô, dùng lá tía tô đã giã để đắp vào vị trí khớp đau, sử dụng một chiếc khăn sạch để băng vào vị trí khớp để cố định. Đắp khoảng 15 – 20 phút thì tháo khăn và rửa sạch lại khớp với nước ấm. Ngay khi có triệu chứng bắt đầu cơn đau gout cấp nên thực hiện đắp lá tía tô ngay để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng lá tía tô để ngâm chân: Dùng 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, đợi cho nước nguội bớt từ 45 – 50 độ thì có thể cho chân vào để ngâm trong vòng 30 phút. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bệnh nhân hạn chế gặp phải các cơn đau về đêm.
  • Uống nước bột lá tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch sau đó đem đi phơi khô giòn dưới nắng mặt trời hoặc có thể mang đi sấy với nhiệt độ vừa phải, sau đó dùng cối giã hoặc máy xay để xay nhuyễn lá tía tô này thành bột, dùng rây để loại bỏ các cọng xơ còn chưa mịn. Mỗi lần sử dụng 1 – 2 thìa cà phê bột tía tô hòa cùng với nước nóng để uống.
  • Trà tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch sau đó phơi nắng hoặc sấy cho đến khi khôi lại, Lấy một lượng khoảng 5 đến 7 gam lá tía tô khô rồi hãm cùng với nước sôi thành trà. Sử dụng khi còn nóng, có thể sử dụng hàng ngày để giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả của bệnh gout.
  • Đắp bột lá tía tô: Dùng bột lá tía tô đã được xay từ lá tía tô khô, trộn với nước nóng thành hỗn hợp sền sệt, đắp vào vùng khớp bị đau, sưng trong vòng 20 – 30 phút.

4. Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô để chữa bệnh gout

Tía tô vốn là một loại dược liệu tương đối lành tính, dễ sử dụng, an toàn, giá thành rẻ, có thể giúp cho nhiều bệnh nhân. Để có thể đạt được hiệu quả cao trong điều trị bệnh gout, người bệnh sử dụng lá tía tô cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi dùng lá tía tô hoặc bất cứ loại thuốc, dược liệu nào khác để điều trị bệnh gout.
  • Tìm hiểu thật kỹ thông tin về tác dụng, dược tính và cách dùng của lá tía tô để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mỗi cá thể.
  • Việc sử dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Không được tự ý sử dụng lá tía tô kết hợp với các loại thuốc, dược liệu khác, vì có thể dẫn đến mất tác dụng của thuốc hoặc gây ra những tác dụng ngoại ý.
  • Tương tự như các bệnh khác, việc điều trị bằng y học cổ truyền cho bệnh gout cần phải kiên trì mới đem lại hiệu quả rõ rệt, không nóng vội nếu chưa thấy hiệu quả.
  • Thực hiện các chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng ăn hoặc hạn chế ăn các món ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh như các loại thực phẩm có chứa nhiều purine để có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị.
  • Thăm khám định kỳ 3 đến 6 tháng/ lần để theo dõi và điều trị kịp thời nếu có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.

Tóm lại, tía tô là một loại dược liệu tương đối lành tính, có khả năng trong hỗ trợ làm giãn mạch, chống viêm, giảm đau, đào thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm và từ đó làm hạn chế những cơn đau gout hiệu quả.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả

trị mụn bằng lá tía tô

Lá tía tô không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn chứa một số thành phần có tác dụng tốt cho da. Vì thế, tía tô được ứng dụng nhiều trong chăm sóc sắc đẹp với các mục đích như chống lão hoá, trị nám da và điều trị mụn. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một số cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả.

1. Công dụng lá tía tô trong điều trị mụn

Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng trong chăm sóc sắc đẹp chẳng hạn như:

  • Chống lão hoá da: Lá tía tô chứa thành phần giúp giảm sự tổn thương và chết tế bào, tác động lên một số cơ chế gây hại cho da của tia cực tím, ức chế phản ứng viêm. Đồng thời, điều chỉnh các chỉ số melanin giúp kiểm soát sự tăng sắc tố bất thường do lão hoá và cải thiện kết cấu da.
  • Giữ ẩm cho da: Khi dùng lá tía tô đắp mặt thường xuyên sẽ đem lại công dụng duy trì hàng rào bảo vệ giúp da ít bị mất nước hơn.
  • Điều trị mụn: Lá tía tô có đặc tính khử trùng, kiểm soát các chủng vi khuẩn gây ra mụn nhọt từ đó cải thiện được làn da bị mụn trứng cá.
  • Làm dịu da viêm: Khi xông mặt bằng lá tía tô, axit linoleic trong lá hấp thu qua da, có khả năng làm dịu các vết viêm.
  • Chữa lành và phục hồi vùng da bị tổn thương: Các polyphenol trong tía tô nhất là triterpenoids và axit rosmarinic giúp chữa lành làn da bị tổn thương do mụn, đó chấn thương và do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vì có nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể như trên, lá tía tô được sử dụng để trị mụn và làm đẹp da với nhiều cách từ dùng ngoài cho đến cả uống trong.

2. Cách làm mặt nạ lá tía tô chữa mụn

2.1 Cách trị mụn bằng lá tía tô

  • Lựa ra khoảng hai nắm lá tía tô hơi già, rửa sạch bụi bẩn rồi xay nhuyễn gạn lấy phần nước cốt.
  • Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang chấm nước tía tô đã chuẩn bị lên nốt mụn.
  • Phần bã lá tía tô còn lại có thể sử dụng để đắp lên toàn bộ mặt. Giữ nguyên mặt nạ trong 15 đến 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Nếu tình trạng mụn chỉ ở mức độ nhẹ, thực hiện cách trị mụn bằng lá tía tô này khoảng 2 lần mỗi tuần. Với những tình trạng mụn nặng, nhiều mụn viêm, thực hiện mỗi ngày một lần.

2.2 Cách làm mặt nạ lá tía tô trị mụn kết hợp với mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu làm mặt nạ gồm:

  • Lá tía tô hơi già đã rửa sạch 1 nhúm
  • Mật ong nguyên chất 2 muỗng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch mặt của bạn với nước ấm.
  • Bước 2: Đắp mặt nạ lá tía tô tương tự như cách làm khi sử dụng mỗi lá tía tô trên.
  • Bước 3: Chờ trong 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm, dùng khăn mềm lau khô mặt.
  • Bước 4: Bôi đều mật ong nguyên chất lên da mặt, nhất là tại vùng da bị nám.
  • Thư giãn trong 10 phút, sau đó rửa lại da mặt với nước sạch.

Thực hiện cách trị mụn bằng lá tía tô này đều đặn hàng tuần để có được làn da sáng mịn, trắng hồng.

2.3 Mặt nạ lá tía tô và chanh

Cách làm mặt nạ tía tô trị mụn này như sau:

  • Hai thìa nước cốt chanh tươi vừa vắt
  • Một nhúm lá tía tô hơi già đã rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn.
  • Trộn phần lá tía tô đã xay nhuyễn với nước cốt chanh.
  • Đắp hỗn hợp vừa trộn lên mặt và chờ trong thời gian khoảng 10 phút.
  • Rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
  • Đắp mặt nạ lá tía tô trị mụn này lặp lại mỗi tuần 2 đến 3 lần.

2.4 Cách làm mặt nạ tía tô trị mụn với sữa chua

  • Để thực hiện phương pháp này, chuẩn bị một nắm lá tía tô, rồi rửa sạch để ráo nước rồi mang đi giã hoặc xay nhuyễn.
  • Vắt lấy nước cốt và trộn thêm vào 2 thìa cà phê sữa chua không đường.
  • Làm sạch mặt, rồi phết đều mặt nạ sữa chua tía tô lên da.
  • Nằm yên thư giãn trong 20 phút rồi rửa nhẹ lại mặt và mát xa mặt với nước ấm.

3. Cách trị mụn bằng uống nước lá tía tô

Lấy 3 lạng lá tía tô rửa sạch, đem xay với khoảng nửa lít nước, vắt lấy phần nước uống mỗi ngày sẽ giúp mang lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh, ít mụn nhọt. Khi mới sử dụng bạn có thể chưa quen và cảm thấy khó uống vì mùi khá nồng, tuy nhiên sau 4 đến 5 lần sử dụng bạn sẽ quen dần.

Phần bã còn lại đừng vội bỏ đi, bạn có thể tận dụng để đắp nó lên mặt trong 30 phút. Thực hiện cách trị mụn bằng tía tô này mỗi ngày một lần để thấy được hiệu quả nhanh chóng.

4. Xông lá tía tô trị mụn

  • Làm sạch da mặt bằng chất tẩy rửa dịu nhẹ hoặc tẩy trang trước khi xông để lỗ chân lông dễ giãn nở ra và hấp thụ dưỡng chất từ lá tía tô hơn.
  • Đầu tiên, chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đã rửa sạch, cho vào nồi với 2 lít nước và đun sôi. Sau đó, đổ nước lá tía tô đã đun ra chậu, cho thêm ít muối hạt và nước cốt quả chanh, khuấy đều hỗn hợp này cho đến khi tan hết muối.
  • Đưa mặt lên trên chậu nước rồi trùm khăn trên đầu và bắt đầu xông hơi.
  • Mỗi lần xông từ 20 đến 30 phút, thực hiện cách này với tần suất 2 -3 lần một tuần.

Trên đây là một số phương pháp dùng lá tía tô để khắc phục tình trạng da mụn tại nhà. Bạn có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp chúng để nâng cao hiệu quả. Nếu đã sử dụng các cách trị mụn bằng lá tía tô trong thời gian dài nhưng mụn vẫn vậy hoặc nặng hơn, bạn có thể thay đổi phương pháp điều trị hoặc đến gặp những người có chuyên môn về da liễu để được tư vấn kĩ hơn.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Bài thuốc đông y chữa ho có đờm

Từ xa xưa, sử dụng thuốc đông y để điều trị các bệnh đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi vẫn luôn được nhiều người bệnh lựa chọn. Vậy dùng thuốc đông y chữa ho có đờm được không? Cần lưu ý gì khi thuốc đông y chữa ho cho trẻ?

Từ xa xưa, sử dụng thuốc đông y để điều trị các bệnh đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi vẫn luôn được nhiều người bệnh lựa chọn. Vậy dùng thuốc đông y chữa ho có đờm được không? Cần lưu ý gì khi thuốc đông y chữa ho cho trẻ?

1. Những bài thuốc đông y chữa ho có đờm

1.1. Bài số 1

Bài thuốc tận dụng đặc tính làm dịu đau họng của các thảo dược có đặc tính cay nhẹ như tía tô, trần bì. Ngoài ra khi kết hợp với các thảo dược khác với nhau sẽ tăng khả năng kháng khuẩn, tránh tổn thương vòm họng, làm dịu cổ họng, giảm cơn ho.

Nguyên liệu: Trần bì (vỏ quýt) 10 gam, Xương bồ 12 gam, Ngân hoa 10 gam, Liên kiều 12 gam, Tang diệp 20 gam, Mạch môn 12 gam, Cỏ mực 20 gam, Thiên môn 16 gam, Tía tô 16 gam

Thực hiện:

  • Các dược liệu đem rửa sạch, phơi khô dưới điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Cho tất cả vào siêu thuốc đun lửa nhỏ với 500ml nước, để từ 25 đến 30 phút.
  • Khi thấy lượng nước thuốc chỉ còn 1⁄2 thì tắt bếp để nguội bớt, dùng uống dần trong ngày.

1.2. Bài số 2

Bài thuốc khái thấu này có vị ngọt dịu đến từ mơ muối, cam thảo và trần bì nên phù hợp với đa số người bệnh, đặc biệt với những sợ vị đắng. Tác dụng mang lại gồm long đờm, giảm ho, dịu cổ họng, bổ phế, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ hô hấp.

Nguyên liệu: Bạch dược 16 gam, Nam dương sâm 16 gam, Sâm đại hành 16 gam, Quất hồng bì 12 gam, Mơ muối 12 gam, Cam thảo 12 gam, Rễ chanh 12 gam, Thủy ngọc 10 gam, Xa tiền thảo 16 gam, Bạch mao căn 16 gam,

Thực hiện:

  • Các dược liệu đem rửa sạch, phơi khô. Các loại thảo dược tươi cần sao khô trước và phơi ngoài nắng.
  • Cho tất cả vào siêu thuốc đun lửa nhỏ với 400ml nước. Khi thuốc cô lại còn một nửa, thì rót ra bát để nguội uống 2 lần 1 ngày.
  • Kiên trì sử dụng 1 đến 2 tuần để có được hiệu quả.

1.3. Bài số 3

Bài thuốc trị ho đông y này đặc biệt phù hợp với bệnh ho do cảm lạnh, sốt cao, đau mỏi người, ho có đờm đặc, khàn tiếng. Vị cay của quế và hà thủ ô, kinh giới sẽ giúp thông mũi, làm dịu họng, bổ phế. Cam thảo làm gia tăng thêm vị ngọt cho bài thuốc. Ngoài ra, bạch truật đem lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Nguyên liệu: Tục huyền 12 gam, Khương giới 16 gam, Độc diệp thảo 12 gam, Mã kế 16 gam, Đương quy 16 gam, Vỏ quế 8 gam, Thiên niên kiện 10 gam, Giao đằng 16 gam, Bạch cự 10 gam, Xà hưu thảo 12 gam, Ngũ mai tử 10 gam, Xương bồ 16 gam, Cát cánh 16 gam, Cam thảo 12 gam.

Thực hiện:

  • Rửa sạch và đun sắc với 3 bát nước to trong vòng 45 – 1h.
  • Sau khi nước cạn chỉ còn 1 bát, đổ ra và chia đều uống trong ngày.
  • Ngày sử dụng 1 thang mỗi ngày uống 3 lần.

1.4. Bài số 4

Bài thuốc có tác dụng giảm ho, giảm sưng họng, tiêu viêm, kháng khuẩn. Phù hợp điều trị ho gió, ho khan, lâu ngày không khỏi. Một số trường hợp sốt cũng có thể sử dụng bài thuốc ho đông y này.

Nguyên liệu: Ngân hoa 10 gam, Liên kiều 12 gam, Bồ công anh 20 gam, Lá húng chanh 16 gam, Phòng phong 10 gam, Kinh giới 16 gam, Bạn hạ 10 gam, Tía tô 16 gam, Trần bì 10 gam, Huyền sâm 12 gam, Cam thảo 12 gam

Thực hiện:

  • Làm sạch các loại dược liệu và phơi khô. Sau đó tiến hành đun với 400ml nước.
  • Đun cho đến khi nước cô đặc lại chỉ còn 1⁄2, đổ ra bát và chia đều uống trong ngày.
  • Sử dụng ngày 3 lần.

1.5. Bài số 5

Bài thuốc sử dụng nhiều dược liệu quý như huyền sâm, đinh lăng, sa sâm,… nên có tác dụng bồi bổ chính khí, đào thải ngoại tà và tăng cường thể lực; đồng thời giảm nhanh các cơn ho dai dẳng, làm tiêu đờm, long đờm, bổ phế, chống sưng viêm do nhiễm khuẩn và làm giảm kích ứng cổ họng, làm ấm cổ họng. Một số trường hợp ho kèm sốt cũng có thể sử dụng bài thuốc trị ho đông y hiệu quả này.

Nguyên liệu: Sinh khương 5 gam; Thảo khương 8 gam; Phục linh 10 gam, Thổ bối mẫu 10 gam, Trần bì 10 gam; Huyền sâm 12 gam, Sa sâm 12 gam, Cam thảo bắc 12 gam; Nam dương sâm 16 gam, Dương cửu 16 gam, Bạch dược 16 gam và Tang diệp 20 gam

Thực hiện:

  • Rửa sạch thuốc và tiến hành đun sắc các nguyên liệu với khoảng 500 – 750ml nước nước trong một giờ
  • Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước cốt chia làm 3 lần uống
  • Hâm nóng thuốc trước khi uống và kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang để giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng

1.6. Bài số 6

Bài thuốc trị ho hiệu quả cho những trường hợp bị ho đờm do nhiễm phong hàn, cảm lạnh hoặc người ho dai dẳng do sức đề kháng bị suy yếu. Bài thuốc có tác dụng loại trừ đờm, hóa ứ tắc, hoạt huyết, giảm đau rát, trừ phong hàn, làm ấm cổ họng.

Nguyên liệu: Gừng tươi 5 gam; Xà hưu thảo 10 gam, Cam thảo 10 gam, Đại táo 10 gam, Thủy ngọc 10 gam, Bạch phi 10 gam; Độc diệp thảo 12 gam, Trần bì 12 gam; Giả tô 16 gam, Ngải diệp 16 gam, Sâm bố chính 16 gam, Đương quy 16 gam

Thực hiện:

  • Các dược liệu đem rửa sạch, để ráo bớt nước
  • Cho tất cả vào siêu thuốc đun lửa nhỏ với 800ml nước
  • Khi thấy lượng nước thuốc chỉ còn 2 bát ( khoảng 400ml) thì tắt bếp để nguội bớt, dùng uống dần trong ngày.
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, mỗi lần uống 1 phần, chỉ dùng trong ngày. Nước hâm nóng thuốc trước khi uống và không để qua đêm.

1.7. Một số thuốc đông y chữa ho cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế và những bà mẹ đã thực hiện các phương pháp trị ho cho trẻ bằng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên được đánh giá rất an toàn và hiệu quả cao. Vì thế, khi trẻ bắt đầu ho hoặc có dấu hiệu viêm họng thì có thể làm một số bài thuốc y học cổ truyền sau.

Tỏi và mật ong hấp cách thủy trị ho hiệu quả

Với bài thuốc này, bạn có thể thực hiện bằng cách đơn giản nhất đó là chuẩn bị 1 vài tép tỏi bao gồm cả vỏ; đập giập; cho vào bát và thêm vào 1 chút mật ong. Tiếp theo mang hỗn hợp này hấp cách thủy trong vòng 15 phút; bắc ra ngoài. Cho trẻ uống 3 lần 1 ngày; mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê. Sử dụng đầy đủ liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt: Long đờm; dịu cổ họng; trị ho đờm cho trẻ khỏi hẳn.

Húng chanh có thể điều trị cảm cúm cho trẻ hiệu quả

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền thì các bà mẹ nên dùng dùng húng chanh, quất, mật ong kết hợp. Chỉ cần lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, rồi chỉ cần cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày để điều trị các hiện tượng ho hay viêm họng ở trẻ. Với bài thuốc đơn giản này trẻ sẽ mong chóng lành bệnh.

Sử dụng lá hẹ để trị ho rất tốt

Thay vì dùng thuốc tây thì nên điều trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Vì lá hẹ không chỉ là gia vị phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình mà còn là bài thuốc tốt của người dân Việt. Được xem như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rất cao có khả năng trị khỏi các triệu chứng như: viêm họng, đau rát họng, hen suyễn, cảm sốt, đái dầm,…ở trẻ em và cả người lớn. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị cho một ít lá hẹ và đường phèn vừa đủ vào nồi rồi đem chưng cách thủy.
  • Sau khi cách thủy thì bạn chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày.
  • Nếu là người lớn nên ăn cả lá hẹ thì tốt hơn, bạn có thể cho thêm gừng để điều trị chứng cảm lạnh ở trẻ em rất tốt. Cách này được nhiều người áp dụng.

Bạn cũng có thể dùng củ cải trắng chữa ho

Củ cải trắng cũng có tác dụng chữa ho lâu ngày rất tốt. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ; thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút; lọc lấy nước cất rồi để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê; uống 3 lần/ một ngày hoặc.

2. Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc trị ho có đờm

Khi áp dụng các bài thuốc kể trên, người bệnh cần khám bác sĩ để được kê đơn với liều lượng các vị gia giảm phù hợp với thể trạng, đồng thời được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.

  • Người bị khái thấu (ho có đờm) cần uống nhiều nước để làm loãng dịch đờm, giúp tiêu đờm. Ngoài ra, nên ăn những thức ăn mềm, dạng loãng giúp dễ nuốt và không làm đờm đặc thêm.
  • Thời tiết giao mùa thu đông rất dễ mắc các bệnh phong hàn, cảm mạo, do đó, cần chú ý giữ ấm cơ thể và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Các bài thuốc trị ho gia truyền đông y đòi hỏi thời gian áp dụng lâu dài và tính kiên trì sử dụng của người bệnh. Với mỗi cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau mà mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị và thời gian dùng thuốc riêng.
  • Với các đối tượng nhạy cảm bị ho như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người đang cho con bú nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc trực tiếp tới thăm khám tại các phòng khám y học cổ truyền uy tín.
  • Để thuốc có tác dụng nhanh và triệt để, chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ. Người bệnh cần kết hợp việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập một số bài tập thể dục bổ trợ phù hợp.
  • Khi thời tiết lạnh, chuyển mùa, giao mùa cần đặc biệt chú ý bảo vệ phần nhạy cảm như cổ, tai, tay, chân bằng quần áo ấm, khăn, mũ, găng tay,…
  • Chỉ sử dụng thuốc uống trong ngày, không sử dụng nước thuốc đã để qua đêm.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc điều độ, hợp lý.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về sức khoẻ, làm đẹp và giảm cân nhé! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Tóc rụng là thiếu chất gì?

rụng tóc là thiếu chất gì

Tình trạng tóc rụng nhiều và thường xuyên là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều chị em phụ nữ. có rất nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị khô, xơ và dễ gãy. Vậy tóc rụng vì sao và tóc rụng là thiếu chất gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời và cách điều trị hiệu quả.

1. Tóc rụng vì sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị rụng nhiều, chẳng hạn như do phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, quá trình lão hóa tự nhiên, do căng thẳng, do bệnh lý, cũng có thể do làm tóc, tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng, hóa chất,… Bên cạnh đó thiếu chất là 1 trong những lý do khiến mái tóc rụng nhiều và ngày càng yếu.

Tóc cũng giống các cơ quan trong cơ thể, nó cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng. Nếu để lâu và không chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thì tình trạng rụng tóc sẽ càng diễn ra nghiêm trọng.

2. Tóc gãy rụng là thiếu chất gì?

Hiện tượng tóc rụng nhiều có thể báo hiệu cơ thể đang thiếu những chất dinh dưỡng dưới đây:

  • Nhóm vitamin

Các vitamin đều rất tốt và cần thiết đối với mái tóc. Các dưỡng chất này giúp tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Vitamin A:

Vitamin A đại diện cho nhóm retinoids hòa tan trong chất béo bao gồm: Retinol, retinal và retinyl ester. Vitamin A có tác dụng: Giúp thị lực khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch, phát triển biệt hóa của tế bào.

Vitamin A cần thiết để các tế bào tóc được sinh trưởng và phát triển nhanh chóng

Tuy nhiên, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều vitamin A sẽ có thể gây ra tình trạng rụng tóc.

Vitamin C:

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipoprotein nồng độ thấp và tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt và giảm huy động sắt ở ruột. Do đó, vitamin C rất cần thiết ở những bệnh nhân bị rụng tóc liên quan đến thiếu sắt.

Vitamin E:

Vitamin E có tác dụng giúp mái tóc và làn da luôn giữ độ ẩm tự nhiên. Khi thiếu vitamin E, tóc và da sẽ bị khô, tóc xơ và dễ gãy rụng.

Vitamin B:

Vitamin B7 là 1 trong những vitamin tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc giúp mái tóc chắc khỏe

Vitamin B6 có nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, hiệu quả ở nang tóc.

Vì vậy, nếu cơ thể không bổ sung đủ vitamin B sẽ khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.

Tóc rụng là thiếu chất gì
Tóc rụng là thiếu chất gì? là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ
  • Khoáng chất

Protein:

Protein hóa sừng là thành phần chính cấu thành lên tóc. Đây cũng là chất giúp sản sinh ra collagen giúp cho tóc bóng tự nhiên, chắc khỏe. vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ khiến mái tóc trở nên khô rối, yếu và dễ gãy rụng.

Canxi:

không chỉ cần thiết để giúp xương chắc khỏe, phát triển mà còn rất quan trọng để giúp mái tóc khỏe, hạn chế tình trạng gãy rụng. Phụ nữ sau sinh thường cần bổ sung nhiều canxi hơn bình thường, vì vậy thường xảy ra tình trạng rụng tóc nhiều.

Kẽm:

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể, có thể cung cấp kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Rụng tóc là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị thiếu kẽm, và tất nhiên, tình trạng này sẽ giảm khi được bổ sung kẽm đầy đủ.

Sắt:

Sắt là khoáng chất có tác dụng để sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến tóc diễn ra nhịp nhàng. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiếm giảm hồng cầu và tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Silica:

Khi cơ thể thiếu khoáng chất silica sẽ khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó chúng cũng gây tác động xấu đến mái tóc làm tóc yếu, xơ, gãy rụng.

Selen:

Đây là khoáng chất có nhiệm vụ bài tiết các kim loại nặng đồng thời giúp chống oxy hóa giúp nang tóc được bảo vệ, tránh khỏi những tác động xấu của gốc tự do.

Sulfur:

Đây là một thành phần cấu tạo keratin của tóc. Sulfur có tác dụng nuôi dưỡng và làm giúp tóc dài nhanh hơn. Nếu thiếu khoáng chất này sẽ làm tóc mọc chậm và yếu hơn bình thường.

3. Nên làm gì để giảm tình trạng rụng tóc nhiều?


Như đã nói, có nhiều nguyên nhân khiến tóc gãy rụng, vì vậy trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Nếu tóc rụng bất thường, không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

tóc gãy rụng là thiếu chất gì
Để hết rụng tóc, bạn cần tìm được nguyên nhân tóc rụng vì sao?

Còn nếu tóc rụng do cơ thể đang thiếu hụt chất, thì điều cần thiết nhất là cải thiện, bổ sung các chất vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày:

Cung cấp protein: Có nhiều trong trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại cá, tôm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, các loại đậu, sản phẩm từ đậu, nấm, bí đỏ,…

Bổ sung khoáng chất: Đa dạng thực phẩm như: thịt, hải sản như nghêu, tôm, sò, cá ngừ, gan, các loại hạt, khoai tây, các loại ngũ cốc,…

Bổ sung nhiều rau xanh để giàu chất xơ, các loại trái cây mọng nước để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như cà chua, cam, quýt, bưởi,

Nếu do sử dụng hóa chất, làm tóc nhiều thì cần hạn chế thay đổi, làm tóc thường xuyên, dưỡng tóc bằng các sản phẩm để giúp phục hồi, cấp ẩm đầy đủ.

Để giúp hạn chế tình trạng rụng tóc nhiều, ngoài bổ sung sinh dưỡng qua chế độ ăn, có thể kết hợp dùng dầu dừa, dầu oliu để ủ tóc. Ủ từ 15-20 phút, sau đó gội lại bằng nước sạch. Dầu dừa giúp cấp ẩm cho tóc, làm giảm khô, xơ tóc, đồng thời còn giúp tóc mọc khỏe, nhanh dài.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Ăn gì mọc tóc nhanh?

ăn gì mọc tóc nhanh

Làm thế nào để kích thích mọc tóc là băn khoăn của không ít người hiện nay. Thực tế, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng của tóc.

Ăn gì cho mọc tóc nhanh?

Di truyền đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự phát triển của tóc. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần ảnh hưởng tới việc kích thích mọc tóc. Một số lưu ý về chế độ ăn để giúp mọc tóc nhanh như sau:

  • Tránh ăn kiêng: Ăn kiêng có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của tóc. Vì sự phát triển của tóc ít được ưu tiên so với những chức năng khác của cơ thể nên nếu cơ thể bị căng thẳng, thiếu chất do ăn kiêng thì tóc sẽ mọc chậm lại. Bên cạnh đó, ngay cả sau khi quay lại chế độ ăn uống lành mạnh thì tình trạng rụng tóc vẫn sẽ tiếp diễn trong vài tháng tiếp theo;
  • Nên ăn đủ protein: Nếu chế độ ăn uống bị giới hạn về lượng protein thì tóc sẽ phát triển chậm, thậm chí có thể bị rụng. Vì vậy, để kích thích mọc tóc, mỗi người nên ăn một chế độ cân bằng với lượng protein đầy đủ. Nên ăn tối thiểu 50g protein mỗi ngày từ rau, sữa chua, các loại hạt,… Chú ý, quá nhiều protein có thể ảnh hưởng tới thận hoặc khiến tóc trở nên dễ gãy rụng. Tốt nhất nên bổ sung protein cho cơ thể từ chế độ ăn uống thay vì các loại dược phẩm bổ sung;
  • Dùng thực phẩm có caffeine: Caffeine giúp tăng cường năng lượng và thúc đẩy sự phát triển của tóc;
  • Tăng cường các dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn: Các loại vitamin, axit béo và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các dưỡng chất đó gồm biotin, vitamin C, vitamin Dvitamin E, kẽm, sắt, Omega-3 và Omega-6.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần kích thích mọc tóc

3. Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là biện pháp giúp kích thích mọc tóc. Cụ thể:

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chứa caffeine: Để thúc đẩy sự phát triển của tóc;
  • Sử dụng tinh dầu: Thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bôi tinh dầu lên tóc hoặc pha loãng tinh dầu hạt bí ngô, dầu jojoba, dầu bạc hà, dầu hương thảo,… với dầu gội để chăm sóc tóc. Chúng giúp kích thích tóc phát triển và giảm rụng tóc hiệu quả;
  • Massage da đầu: Giúp thúc đẩy da đầu thư giãn, giảm căng thẳng và giúp tóc khỏe hơn. Massage da đầu giúp làm giãn nở các mạch máu dưới da, từ đó giúp tóc dày hơn, chắc khỏe hơn, ít bị gãy rụng hoặc hư tổn;
  • Điều trị huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Có kết quả tốt với những bệnh nhân bị rụng tóc. PRP là phương pháp tiêm tiểu cầu vào da đầu, kích thích các nang tóc ngủ đông, từ đó phục hồi và đẩy nhanh sự phát triển của tóc;
  • Hạn chế xử lý nhiệt cho tóc: Nhiệt từ máy uốn tóc, máy ép tóc, máy sấy tóc,… có thể làm hỏng tóc và gây gãy rụng. Để tóc ít bị rụng, người dùng nên giảm tần suất sử dụng các công cụ này;
  • Hạn chế nhuộm tóc: Việc sử dụng các hóa chất nhuộm tóc cũng có thể khiến tóc dễ bị gãy rụng. Vì vậy, hạn chế nhuộm tóc sẽ giúp tóc ít gãy rụng hơn và mọc nhanh hơn;
Nhuộm tóc
Hạn chế sử dụng hóa chất giúp tóc khỏe mạnh và mọc nhanh hơn
  • Dùng thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể giúp kích thích tóc phát triển, điều trị chứng rụng tóc khá tốt. Chú ý, người dùng cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Uống bổ sung keratin: Giảm rụng tóc, cải thiện độ chắc khỏe và sáng bóng của tóc. Tuy nhiên, cần uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Người dùng có thể thực hiện theo những lưu ý trên để tăng cường sức khỏe và sự phát triển của tóc. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với các phương pháp điều trị sẽ giúp kích thích mọc tóc.

Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp ăn gì mọc tóc nhanh. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách dưỡng tóc mềm mượt như đi tiệm về

Tóc mềm mượt không chỉ mang lại sự tự tin cho chị em mà còn cả cánh đàn ông khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dưỡng tóc mềm mượt và chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh.

Tóc mềm mượt không chỉ mang lại sự tự tin cho chị em mà còn cả cánh đàn ông khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dưỡng tóc mềm mượt và chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh.

Cách dưỡng tóc mềm mượt tại nhà

Chăm sóc tóc, các cách dưỡng tóc mềm mượt hiện nay có thể tự làm tại nhà, tương tự như chăm sóc da, bạn cũng cần có những bước và quy trình massage, gội, sấy và dùng các sản phẩm dưỡng tóc cần thiết.

Bước 1: Sử dụng lược thưa để chải tóc và massage thư giãn da đầu

Một thói quen bạn nên tập trước khi gội đầu đó chính là sử dụng lược thưa để chải tóc. Điều này sẽ giúp gỡ tóc rối trước khi gội, giảm lượng tóc rụng. Sau khi chải tóc bằng lược thưa thì bạn nên dùng các đầu ngón tay xoa bóp da đầu trong vòng 5 phút, điều này sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ dầu gội, dầu xả và dầu dưỡng tóc nếu có sử dụng.

Bước 2: Tẩy tế bào chết sau khi gội đầu

Tẩy tế bào chết sau khi gội đầu cũng là một cách dưỡng tóc mềm mượt quan trọng. Da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết như da mặt, bởi vì quá trình sinh hoạt cả ngày có thể khiến dầu nhờn tiết ra, bụi bẩn và cặn của các sản phẩm tạo kiểu tóc như wax, pomade dính trên tóc & da đầu làm bít các chân tóc gây ngứa và sinh gàu dễ hơn

Các sản phẩm tẩy da chết trên thị trường hiện nay rất đa dạng, người dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và ít kích ứng để sử dụng. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn các nguyên liệu hàng ngày có tại nhà để tẩy tế bào chết cho da đầu:

  • Tẩy tế bào chết cho da đầu bằng đường nâu và bột yến mạch.
  • Tẩy tế bào chết cho da đầu bằng bã cà phê và dầu thiên nhiên.

Bước 3: Gội đầu

Gội đầu là công đoạn quan trọng để giúp tóc sạch và chắc khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách gội và massage da đầu đúng cách.

Khi gội đầu, nên hòa loãng dầu gội với nước trước khi thoa lên tóc, để tránh tình trạng dầu gội vón cục nằm trên tóc sau khi gội. Trong khi gội đầu thì bạn có thể dùng các đầu ngón tay kích thích da đầu và massage để kích thích tuần hoàn máu trên da đầu. Sau khi massage da đầu và dầu gội đã bám đều lên tóc thì tiến hành xả nước sạch dầu gội.

Bước 4: Dùng dầu xả dưỡng ẩm

Dầu xả dưỡng ẩm là một trong các cách chăm sóc tóc và cách dưỡng tóc mềm mượt. Bước này sẽ được dùng sau bước gội đầu. Dầu xả giúp cung cấp độ ẩm, điều này sẽ giúp cho tóc của bạn trở nên mượt hơn, quan trọng hơn là dầu xả giúp phục hồi lớp biểu bì của tóc, giúp bảo vệ tóc khỏi các yếu tố độc hại từ môi trường.

Nên lựa chọn dầu xả phù hợp với tóc của bạn. Ví dụ tóc dầu nhờn thì nên chọn loại dầu xả ít dầu, còn tóc khô xơ thì phải dùng dầu xả cấp ẩm cao.

Thoa đều dầu xả từ ngọn tóc đến phần tóc cách da dầu khoản 1 đốt ngón tay, tránh việc dùng dầu xả tiếp xúc trực tiếp với da đầu vì sẽ dễ gây ra gàu hơn. Nên ủ dầu xả bằng mũ ủ tóc từ 5 – 7 phút để dầu xả có tác dụng tốt nhất. Sau đó xả sạch với nước.

Bước 5: Sử dụng các sản phẩm dưỡng chất chăm sóc tóc

Các sản phẩm giúp bạn cung cấp thêm cho mái tóc độ mềm mượt là serum dưỡng tóc, hoặc có thể lựa chọn dưỡng tóc thông qua mặt nạ dưỡng tóc bằng trứng gà, dầu oliu, dầu dừa là những cách có thể tự làm tại nhà. Chuyên gia dưỡng tóc khuyên rằng chỉ cần sử dụng tinh dầu dưỡng tóc một tuần một lần là đủ

Bước 6: Khô tóc tự nhiên

Để tóc khô tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng xơ tóc và khô tóc. Do đó, nếu bạn lựa chọn thời gian chăm sóc tóc vào buổi tối hoặc cuối ngày thì không cần dùng hoặc hạn chế dùng đến máy sấy nhé. Cách tốt nhất là dùng khăn lau khô và quấn khăn để tự thấm bớt nước trên đầu và tóc.

Bước 7: Sử dụng serum dưỡng tóc

Đây là bước cuối cùng trong cách làm tóc mượt mà Vinmec muốn chia sẻ với bạn. Dùng serum dưỡng tóc trong tình trạng tóc khô hoàn toàn và không còn ẩm ướt sau khi gội. Điều này sẽ giúp tóc của bạn hấp thụ đủ dưỡng chất triệt để và phục hồi những tổn thương, phục hồi tế bào mầm tóc để giúp tóc khỏe mạnh và mềm mượt.

Chăm sóc tóccách dưỡng tóc mềm mượt trong thời đại hiện nay là vấn đề mà bất kỳ ai cũng nên quan tâm. Với một da đầu khỏe mạnh và một mái tóc mềm mượt, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện đáng kể và thoải mái hơn trong khi giao tiếp.

Chúc bạn có mái tóc mềm mượt óng ả!

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Uống nghệ với mật ong có giảm cân không?

Nghệ và mật ong có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng uống mật ong và tinh bột nghệ giúp giảm cân hiệu quả. Vậy sự thật uống nghệ với mật ong có giảm cân không?

Nghệ và mật ong có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng uống mật ong và tinh bột nghệ giúp giảm cân hiệu quả. Vậy sự thật uống nghệ với mật ong có giảm cân không?

Uống nước nghệ tươi có giảm cân không?

Nghệ tươi là vị thuốc chữa bệnh có từ lâu đời. Hầu hết giá trị dinh dưỡng của nghệ đến từ curcumin – một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

Theo một số nghiên cứu từ National Institutes of Health, nghệ tươi có thể có tác dụng giảm cân. Trên thực tế, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng curcumin có thể ngăn chặn các dấu hiệu viêm gây béo phì. Những dấu hiệu này thường tăng cao ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Khả năng chống oxy hóa và chống viêm của nghệ (chủ yếu do curcumin) có thể hỗ trợ việc giảm cân. Bên cạnh đó, nghiên cứu thêm là rất cần thiết trước khi có thể khẳng định tác dụng này của nghệ.

Uống mật ong có giảm cân không?


Để biết uống nghệ với mật ong có giảm cân không, bạn cần biết được cụ thể tác dụng của tinh bột nghệ và mật ong. Hiện tại có rất nhiều loại mật ong ở Việt Nam như:

Mật ong hoa cà phê
Mật ong hoa tràm
Mật ong hoa bạc hà
Mật ong hoa nhãn
Mật ong hoa xuyến chi…

Giá trị dinh dưỡng của từng loại có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung thành phần dinh dưỡng của mật ong chứa nhiều đường và calo. Một thìa mật ong – tương đương 21g chứa 64 calories. Lượng calo này có thể khiến bạn tăng cân nếu sử dụng thường xuyên hoặc không có các sự thay đổi linh hoạt trong chế độ ăn uống để tiêu hao lượng calo nạp vào.

Mật ong còn chứa nhiều đường. Lượng đường này nhanh chóng được tiêu hóa trong cơ thể và có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến rồi giảm. Việc này làm tăng cảm giác đói, hệ quả là gây tăng cân trong thời gian dài. Như vậy, tác dụng của tinh bột nghệ và mật ong kết hợp với nhau không giúp giảm cân triệt để.

Lưu ý khi sử dụng bột nghệ

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho việc uống nghệ với mật ong có giảm cân không. Tuy nghệ giúp hỗ trợ giảm cân cùng nhiều công dụng tuyệt vời khác, nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như dị ứng, buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, phát ban hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, những người có các tình trạng sau nên tránh bổ sung nghệ:

  • Rối loạn chảy máu. Nghệ có thể cản trở quá trình đông máu.
  • Bệnh tiểu đường. Hợp chất trong nghệ có thể tương tác với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường và khiến lượng đường trong máu giảm xuống thấp.
  • Thiếu sắt. Củ nghệ có thể cản trở sự hấp thụ sắt.
  • Sỏi thận. Bột nghệ chứa nhiều oxalat, là những hợp chất có thể liên kết với canxi và góp phần hình thành sỏi thận.
  • Phụ nữ mang thai. Nên tránh sử dụng vì chưa có bằng chứng an toàn.

Nghệ và mật ong là hai sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song điều này không có nghĩa là khi kết hợp sẽ có tác dụng giảm cân thần kỳ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết uống nghệ với mật ong có giảm cân không, cũng như biết cách chọn lọc trước khi đưa một sản phẩm nào đó vào thực đơn giảm cân của mình. Nghệ không phải là sản phẩm dễ uống nên bạn có thể tham khảo một số cách kết hợp cùng nguyên liệu khác cho đỡ ngán nhé.