Tóc rụng nhiều mỗi lần gội: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tóc rụng nhiều mỗi lần gội: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tóc rụng khi gội đầu là vấn đề rất hay gặp ở chị em phụ nữ. Tình trạng tóc rụng này có thể khắc phục được nếu biết chính xác nguyên nhân. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm nguyên nhân tóc rụng và các biện pháp để hạn chế tình trạng này.

1. Một số nguyên nhân khiến tóc rụng khi gội

Dầu gội không phù hợp

Dầu gội bạn dùng không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tóc rụng khi gội. Da đầu cũng cần một sản phẩm chăm sóc phù hợp để các nang lông không bị tổn thương. Điều này sẽ dẫn khiến tóc của bạn trở nên yếu, khô, xơ, dễ gãy rụng.

Bản thân hãy tự quan tâm đến mái tóc của mình xem tóc mình hiện tại có đặc điểm như thế nào để lựa chọn loại dầu gội cho phù hợp.

Gội đầu sai cách

Việc gội đầu sai cách cũng khiến tóc rụng nhiều hơn. Sau đây là một số thói quen không tốt cho mái tóc của bạn khi gội đầu:

  • Gội đầu quá nhiều lần, đối với nữ giới nên 2 ngày gội 1 lần, gội thường xuyên dễ gây hư tổn da đầu.
  • Gãi da đầu mạnh, đôi khi gãi quá mạnh gây trầy xước da đầu.
  • Khi gội, giật tóc mạnh.
  • Dùng lược chải đầu khi gội

Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh

Nguồn nước không đảm bảo là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của bạn. Tóc bạn sẽ bị rụng nhiều nếu nguồn nước bị nhiễm phèn nhiễm mặn. Nước bị ô nhiễm sẽ là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Khi gội đầu bằng nguồn nước không đảm bảo thì tỉ lệ viêm nhiễm da đầu là rất cao

Chăm sóc tóc không đúng cách

Chăm sóc tóc không đúng cách là một nguyên nhân phổ biến làm cho tóc rụng. Sau đây là một số cách chăm sóc tóc không đúng cách:

  • Thói quen thường xuyên sấy tóc ở nhiệt độ cao.
  • Đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt.
  • Làm khô tóc bằng cách dùng khăn xơ cứng, thấm nước kém chà xát quá mạnh.
  • Nhuộm tóc thường xuyên.
  • Thường xuyên thay đổi kiểu tóc.

Một số bệnh lý gây rụng nhiều tóc khi gội

  • Bệnh lý tuyến giáp: Tình trạng suy giáp hay cường giáp đều gây mất cân bằng các hoocmon, nội tiết tố của cơ thể bị mất cân bằng và gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khiến các nang tóc yếu dần và dễ gãy rụng.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng này rất phổ biến ở phụ nữ. Người mắc hội chứng này sẽ có những dấu hiệu khá rõ ràng là rụng tóc nhiều khi gội. Trong khi đó, vùng lông ở mặt và một số vị trí khác lại phát triển nhiều hơn bình thường.
  • Viêm nhiễm da đầu: Khi da đầu bị viêm nhiễm, các loại vi khuẩn, nấm sống trên tế bào chết của tóc sẽ có cơ hội dễ dàng phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi như da đầu ẩm ướt hoặc không được vệ sinh sạch sẽ. Nang tóc sẽ trở nên yếu dần đi và tóc dễ rụng khi gội đầu, chải hoặc có bất cứ tác động mạnh nào.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn thì cơ thể của bạn sẽ có thể phát tín hiệu nhầm. Lúc này, nang tóc có thể sẽ được coi là một trong những yếu tố lạ xâm nhập. Cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể bảo vệ cơ thể, làm nhiệm vụ đào thải tế bào nang tóc. Điều này là nguyên nhân khiến cho quá trình rụng tóc diễn ra nhanh hơn, đặc biệt khi có tác động mạnh, điển hình là gội đầu

Ngoài ra, một số yếu tố khác như thiếu dưỡng chất cần thiết, tâm lý căng thẳng, stress cũng có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng khi gội bất thường.

tóc rụng khi gội đầu
Dầu gội bạn dùng không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tóc rụng khi gội.

2. Cách khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều khi gội đầu

Tóc rụng nhiều nên làm gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Khi bạn đã tìm được nguyên nhân lý giải vì sao tóc của bạn lại rụng quá nhiều khi gội đầu, thì hãy khắc phục ngay bằng những giải pháp sau đây:

Chọn dầu gội phù hợp:

Tùy vào chất tóc, đặc điểm tóc, da đầu của bạn mà chọn dầu gội cho phù hợp. Dầu gội an toàn với da đầu có độ pH nên dao động ở trong khoảng từ 4,5- 5.

Những loại dầu gội chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn sẽ phù hợp với các mái tóc hư tổn, dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, những thành phần tự nhiên còn giúp cho da đầu, các nang lông được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn, hạn chế tình trạng rụng tóc. Điều này sẽ kích thích và thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào tóc mới.

Chăm sóc tóc đúng cách:

Bạn cần chú ý đến các vấn đề dưới đây để có được mái tóc chắc khỏe, giảm tóc rụng trong và cả sau những lần gội.

  • Gội đầu bằng nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Xoa dầu gội và nhẹ nhàng massage trên da đầu.
  • Tuyệt đối không dùng lực mạnh để gãi, cào da đầu.
  • Khi tóc đang ướt, không được dùng lược chải.
  • Sau khi gội, dùng khăn mềm thấm nhẹ, không dùng khăn thô ráp chà xát mạnh để lau khô.
  • Để tóc khô hoàn toàn mới đi ngủ.
  • Mỗi tuần chỉ nên gội đầu khoảng 3 lần, không nên gội thường xuyên sẽ gây yếu da đầu.
  • Không nên thường xuyên nhuộm hay đổi kiểu tóc.

Các liệu pháp tự nhiên:

Các liệu pháp tự nhiên không những đảm bảo tính an toàn mà còn ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số liệu pháp giúp khắc phục tình trạng tóc rụng khi gội đầu đồng thời còn giúp tóc mọc nhanh hơn.

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà:

Tinh dầu bạc hà có chứa hàm lượng menthol phong phú sẽ giúp da đầu được thư giãn tốt hơn. Khi xịt, thoa tinh dầu bạc hà lên tóc vừa chống rụng tóc, vừa giúp mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe mà còn giúp loại bỏ gàu hiệu quả hơn.

Thực hiện: Bạn trộn vài giọt tinh dầu vào với dầu gội trong mỗi lần gội đầu. Áp dụng đều đặn sẽ thấy tình trạng rụng tóc được cải thiện nhanh chóng

  • Bổ sung vitamin:

Việc thiếu hụt dưỡng chất và vitamin cũng là yếu tố liên quan trực tiếp đến tình trạng tóc rụng nhiều khi gội đầu. Chính vì thế, cần cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể để cải thiện tình trạng này.

Vitamin H, B, C, E là những vitamin quan trọng nhất tham gia trực tiếp vào việc nuôi dưỡng các nang lông và kích thích quá trình mọc tóc. Bạn có thể bổ sung từ rau quả tươi, lòng đỏ trứng hay quả hạch, cá béo…hay từ thực phẩm chức năng.

  • Sử dụng giấm táo:

Giấm táo là sản phẩm có tác dụng tuyệt vời trong việc làm sạch tế bào da chết và loại bỏ gàu. Từ đó có thể giúp các nang tóc khỏi sự tắc nghẽn và ngăn chặn tình trạng tóc rụng khi gội.

Thực hiện: Pha tỉ lệ 1:1 giấm táo cùng với nước sạch. Sau đó, thoa đều hỗn dịch vừa trộn lên da đầu sau khi đã gội đầu bằng dầu gội. Để nguyên trong khoảng 5-10 phút rồi xả lại với nước. Nên áp dụng đều đặn 2 lần/tuần.

Sử dụng tinh dầu bạc hà để cải thiện tình trạng tóc rụng khi gội đầu
Sử dụng tinh dầu bạc hà để cải thiện tình trạng tóc rụng khi gội đầu

3. Rụng tóc nhiều có cần đi thăm khám bác sĩ

Tóc rụng nhiều khi gội đầu đôi khi là có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lúc này, việc thăm khám bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết.

Bạn nên chủ động đến phòng khám khi:

  • Tình trạng rụng tóc của bạn không cải thiện dù chăm sóc tóc đúng cách.
  • Các liệu pháp từ tự nhiên không thể đáp ứng, mái tóc không cải thiện.
  • Có các biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm, tổn thương da đầu đi kèm.
  • Tiền sử mắc các bệnh lý về hệ miễn dịch hay tuyến giáp.

Trên đây là là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tóc rụng khi gội đầu. Bạn hãy tham khảo bài viết để có cách khắc phục tình trạng này kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay triệu chứng nào, hãy chủ động liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Tóc rụng là thiếu chất gì?

rụng tóc là thiếu chất gì

Tình trạng tóc rụng nhiều và thường xuyên là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều chị em phụ nữ. có rất nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị khô, xơ và dễ gãy. Vậy tóc rụng vì sao và tóc rụng là thiếu chất gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời và cách điều trị hiệu quả.

1. Tóc rụng vì sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị rụng nhiều, chẳng hạn như do phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, quá trình lão hóa tự nhiên, do căng thẳng, do bệnh lý, cũng có thể do làm tóc, tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng, hóa chất,… Bên cạnh đó thiếu chất là 1 trong những lý do khiến mái tóc rụng nhiều và ngày càng yếu.

Tóc cũng giống các cơ quan trong cơ thể, nó cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng. Nếu để lâu và không chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thì tình trạng rụng tóc sẽ càng diễn ra nghiêm trọng.

2. Tóc gãy rụng là thiếu chất gì?

Hiện tượng tóc rụng nhiều có thể báo hiệu cơ thể đang thiếu những chất dinh dưỡng dưới đây:

  • Nhóm vitamin

Các vitamin đều rất tốt và cần thiết đối với mái tóc. Các dưỡng chất này giúp tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Vitamin A:

Vitamin A đại diện cho nhóm retinoids hòa tan trong chất béo bao gồm: Retinol, retinal và retinyl ester. Vitamin A có tác dụng: Giúp thị lực khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch, phát triển biệt hóa của tế bào.

Vitamin A cần thiết để các tế bào tóc được sinh trưởng và phát triển nhanh chóng

Tuy nhiên, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều vitamin A sẽ có thể gây ra tình trạng rụng tóc.

Vitamin C:

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipoprotein nồng độ thấp và tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt và giảm huy động sắt ở ruột. Do đó, vitamin C rất cần thiết ở những bệnh nhân bị rụng tóc liên quan đến thiếu sắt.

Vitamin E:

Vitamin E có tác dụng giúp mái tóc và làn da luôn giữ độ ẩm tự nhiên. Khi thiếu vitamin E, tóc và da sẽ bị khô, tóc xơ và dễ gãy rụng.

Vitamin B:

Vitamin B7 là 1 trong những vitamin tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc giúp mái tóc chắc khỏe

Vitamin B6 có nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, hiệu quả ở nang tóc.

Vì vậy, nếu cơ thể không bổ sung đủ vitamin B sẽ khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.

Tóc rụng là thiếu chất gì
Tóc rụng là thiếu chất gì? là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ
  • Khoáng chất

Protein:

Protein hóa sừng là thành phần chính cấu thành lên tóc. Đây cũng là chất giúp sản sinh ra collagen giúp cho tóc bóng tự nhiên, chắc khỏe. vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ khiến mái tóc trở nên khô rối, yếu và dễ gãy rụng.

Canxi:

không chỉ cần thiết để giúp xương chắc khỏe, phát triển mà còn rất quan trọng để giúp mái tóc khỏe, hạn chế tình trạng gãy rụng. Phụ nữ sau sinh thường cần bổ sung nhiều canxi hơn bình thường, vì vậy thường xảy ra tình trạng rụng tóc nhiều.

Kẽm:

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể, có thể cung cấp kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Rụng tóc là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị thiếu kẽm, và tất nhiên, tình trạng này sẽ giảm khi được bổ sung kẽm đầy đủ.

Sắt:

Sắt là khoáng chất có tác dụng để sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến tóc diễn ra nhịp nhàng. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiếm giảm hồng cầu và tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Silica:

Khi cơ thể thiếu khoáng chất silica sẽ khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó chúng cũng gây tác động xấu đến mái tóc làm tóc yếu, xơ, gãy rụng.

Selen:

Đây là khoáng chất có nhiệm vụ bài tiết các kim loại nặng đồng thời giúp chống oxy hóa giúp nang tóc được bảo vệ, tránh khỏi những tác động xấu của gốc tự do.

Sulfur:

Đây là một thành phần cấu tạo keratin của tóc. Sulfur có tác dụng nuôi dưỡng và làm giúp tóc dài nhanh hơn. Nếu thiếu khoáng chất này sẽ làm tóc mọc chậm và yếu hơn bình thường.

3. Nên làm gì để giảm tình trạng rụng tóc nhiều?


Như đã nói, có nhiều nguyên nhân khiến tóc gãy rụng, vì vậy trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Nếu tóc rụng bất thường, không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

tóc gãy rụng là thiếu chất gì
Để hết rụng tóc, bạn cần tìm được nguyên nhân tóc rụng vì sao?

Còn nếu tóc rụng do cơ thể đang thiếu hụt chất, thì điều cần thiết nhất là cải thiện, bổ sung các chất vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày:

Cung cấp protein: Có nhiều trong trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại cá, tôm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, các loại đậu, sản phẩm từ đậu, nấm, bí đỏ,…

Bổ sung khoáng chất: Đa dạng thực phẩm như: thịt, hải sản như nghêu, tôm, sò, cá ngừ, gan, các loại hạt, khoai tây, các loại ngũ cốc,…

Bổ sung nhiều rau xanh để giàu chất xơ, các loại trái cây mọng nước để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như cà chua, cam, quýt, bưởi,

Nếu do sử dụng hóa chất, làm tóc nhiều thì cần hạn chế thay đổi, làm tóc thường xuyên, dưỡng tóc bằng các sản phẩm để giúp phục hồi, cấp ẩm đầy đủ.

Để giúp hạn chế tình trạng rụng tóc nhiều, ngoài bổ sung sinh dưỡng qua chế độ ăn, có thể kết hợp dùng dầu dừa, dầu oliu để ủ tóc. Ủ từ 15-20 phút, sau đó gội lại bằng nước sạch. Dầu dừa giúp cấp ẩm cho tóc, làm giảm khô, xơ tóc, đồng thời còn giúp tóc mọc khỏe, nhanh dài.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Ăn gì mọc tóc nhanh?

ăn gì mọc tóc nhanh

Làm thế nào để kích thích mọc tóc là băn khoăn của không ít người hiện nay. Thực tế, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng của tóc.

Ăn gì cho mọc tóc nhanh?

Di truyền đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự phát triển của tóc. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần ảnh hưởng tới việc kích thích mọc tóc. Một số lưu ý về chế độ ăn để giúp mọc tóc nhanh như sau:

  • Tránh ăn kiêng: Ăn kiêng có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của tóc. Vì sự phát triển của tóc ít được ưu tiên so với những chức năng khác của cơ thể nên nếu cơ thể bị căng thẳng, thiếu chất do ăn kiêng thì tóc sẽ mọc chậm lại. Bên cạnh đó, ngay cả sau khi quay lại chế độ ăn uống lành mạnh thì tình trạng rụng tóc vẫn sẽ tiếp diễn trong vài tháng tiếp theo;
  • Nên ăn đủ protein: Nếu chế độ ăn uống bị giới hạn về lượng protein thì tóc sẽ phát triển chậm, thậm chí có thể bị rụng. Vì vậy, để kích thích mọc tóc, mỗi người nên ăn một chế độ cân bằng với lượng protein đầy đủ. Nên ăn tối thiểu 50g protein mỗi ngày từ rau, sữa chua, các loại hạt,… Chú ý, quá nhiều protein có thể ảnh hưởng tới thận hoặc khiến tóc trở nên dễ gãy rụng. Tốt nhất nên bổ sung protein cho cơ thể từ chế độ ăn uống thay vì các loại dược phẩm bổ sung;
  • Dùng thực phẩm có caffeine: Caffeine giúp tăng cường năng lượng và thúc đẩy sự phát triển của tóc;
  • Tăng cường các dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn: Các loại vitamin, axit béo và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các dưỡng chất đó gồm biotin, vitamin C, vitamin Dvitamin E, kẽm, sắt, Omega-3 và Omega-6.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần kích thích mọc tóc

3. Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là biện pháp giúp kích thích mọc tóc. Cụ thể:

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chứa caffeine: Để thúc đẩy sự phát triển của tóc;
  • Sử dụng tinh dầu: Thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bôi tinh dầu lên tóc hoặc pha loãng tinh dầu hạt bí ngô, dầu jojoba, dầu bạc hà, dầu hương thảo,… với dầu gội để chăm sóc tóc. Chúng giúp kích thích tóc phát triển và giảm rụng tóc hiệu quả;
  • Massage da đầu: Giúp thúc đẩy da đầu thư giãn, giảm căng thẳng và giúp tóc khỏe hơn. Massage da đầu giúp làm giãn nở các mạch máu dưới da, từ đó giúp tóc dày hơn, chắc khỏe hơn, ít bị gãy rụng hoặc hư tổn;
  • Điều trị huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Có kết quả tốt với những bệnh nhân bị rụng tóc. PRP là phương pháp tiêm tiểu cầu vào da đầu, kích thích các nang tóc ngủ đông, từ đó phục hồi và đẩy nhanh sự phát triển của tóc;
  • Hạn chế xử lý nhiệt cho tóc: Nhiệt từ máy uốn tóc, máy ép tóc, máy sấy tóc,… có thể làm hỏng tóc và gây gãy rụng. Để tóc ít bị rụng, người dùng nên giảm tần suất sử dụng các công cụ này;
  • Hạn chế nhuộm tóc: Việc sử dụng các hóa chất nhuộm tóc cũng có thể khiến tóc dễ bị gãy rụng. Vì vậy, hạn chế nhuộm tóc sẽ giúp tóc ít gãy rụng hơn và mọc nhanh hơn;
Nhuộm tóc
Hạn chế sử dụng hóa chất giúp tóc khỏe mạnh và mọc nhanh hơn
  • Dùng thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể giúp kích thích tóc phát triển, điều trị chứng rụng tóc khá tốt. Chú ý, người dùng cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Uống bổ sung keratin: Giảm rụng tóc, cải thiện độ chắc khỏe và sáng bóng của tóc. Tuy nhiên, cần uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Người dùng có thể thực hiện theo những lưu ý trên để tăng cường sức khỏe và sự phát triển của tóc. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với các phương pháp điều trị sẽ giúp kích thích mọc tóc.

Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp ăn gì mọc tóc nhanh. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Cách dưỡng tóc mềm mượt như đi tiệm về

Tóc mềm mượt không chỉ mang lại sự tự tin cho chị em mà còn cả cánh đàn ông khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dưỡng tóc mềm mượt và chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh.

Tóc mềm mượt không chỉ mang lại sự tự tin cho chị em mà còn cả cánh đàn ông khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dưỡng tóc mềm mượt và chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh.

Cách dưỡng tóc mềm mượt tại nhà

Chăm sóc tóc, các cách dưỡng tóc mềm mượt hiện nay có thể tự làm tại nhà, tương tự như chăm sóc da, bạn cũng cần có những bước và quy trình massage, gội, sấy và dùng các sản phẩm dưỡng tóc cần thiết.

Bước 1: Sử dụng lược thưa để chải tóc và massage thư giãn da đầu

Một thói quen bạn nên tập trước khi gội đầu đó chính là sử dụng lược thưa để chải tóc. Điều này sẽ giúp gỡ tóc rối trước khi gội, giảm lượng tóc rụng. Sau khi chải tóc bằng lược thưa thì bạn nên dùng các đầu ngón tay xoa bóp da đầu trong vòng 5 phút, điều này sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ dầu gội, dầu xả và dầu dưỡng tóc nếu có sử dụng.

Bước 2: Tẩy tế bào chết sau khi gội đầu

Tẩy tế bào chết sau khi gội đầu cũng là một cách dưỡng tóc mềm mượt quan trọng. Da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết như da mặt, bởi vì quá trình sinh hoạt cả ngày có thể khiến dầu nhờn tiết ra, bụi bẩn và cặn của các sản phẩm tạo kiểu tóc như wax, pomade dính trên tóc & da đầu làm bít các chân tóc gây ngứa và sinh gàu dễ hơn

Các sản phẩm tẩy da chết trên thị trường hiện nay rất đa dạng, người dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và ít kích ứng để sử dụng. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn các nguyên liệu hàng ngày có tại nhà để tẩy tế bào chết cho da đầu:

  • Tẩy tế bào chết cho da đầu bằng đường nâu và bột yến mạch.
  • Tẩy tế bào chết cho da đầu bằng bã cà phê và dầu thiên nhiên.

Bước 3: Gội đầu

Gội đầu là công đoạn quan trọng để giúp tóc sạch và chắc khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách gội và massage da đầu đúng cách.

Khi gội đầu, nên hòa loãng dầu gội với nước trước khi thoa lên tóc, để tránh tình trạng dầu gội vón cục nằm trên tóc sau khi gội. Trong khi gội đầu thì bạn có thể dùng các đầu ngón tay kích thích da đầu và massage để kích thích tuần hoàn máu trên da đầu. Sau khi massage da đầu và dầu gội đã bám đều lên tóc thì tiến hành xả nước sạch dầu gội.

Bước 4: Dùng dầu xả dưỡng ẩm

Dầu xả dưỡng ẩm là một trong các cách chăm sóc tóc và cách dưỡng tóc mềm mượt. Bước này sẽ được dùng sau bước gội đầu. Dầu xả giúp cung cấp độ ẩm, điều này sẽ giúp cho tóc của bạn trở nên mượt hơn, quan trọng hơn là dầu xả giúp phục hồi lớp biểu bì của tóc, giúp bảo vệ tóc khỏi các yếu tố độc hại từ môi trường.

Nên lựa chọn dầu xả phù hợp với tóc của bạn. Ví dụ tóc dầu nhờn thì nên chọn loại dầu xả ít dầu, còn tóc khô xơ thì phải dùng dầu xả cấp ẩm cao.

Thoa đều dầu xả từ ngọn tóc đến phần tóc cách da dầu khoản 1 đốt ngón tay, tránh việc dùng dầu xả tiếp xúc trực tiếp với da đầu vì sẽ dễ gây ra gàu hơn. Nên ủ dầu xả bằng mũ ủ tóc từ 5 – 7 phút để dầu xả có tác dụng tốt nhất. Sau đó xả sạch với nước.

Bước 5: Sử dụng các sản phẩm dưỡng chất chăm sóc tóc

Các sản phẩm giúp bạn cung cấp thêm cho mái tóc độ mềm mượt là serum dưỡng tóc, hoặc có thể lựa chọn dưỡng tóc thông qua mặt nạ dưỡng tóc bằng trứng gà, dầu oliu, dầu dừa là những cách có thể tự làm tại nhà. Chuyên gia dưỡng tóc khuyên rằng chỉ cần sử dụng tinh dầu dưỡng tóc một tuần một lần là đủ

Bước 6: Khô tóc tự nhiên

Để tóc khô tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng xơ tóc và khô tóc. Do đó, nếu bạn lựa chọn thời gian chăm sóc tóc vào buổi tối hoặc cuối ngày thì không cần dùng hoặc hạn chế dùng đến máy sấy nhé. Cách tốt nhất là dùng khăn lau khô và quấn khăn để tự thấm bớt nước trên đầu và tóc.

Bước 7: Sử dụng serum dưỡng tóc

Đây là bước cuối cùng trong cách làm tóc mượt mà Vinmec muốn chia sẻ với bạn. Dùng serum dưỡng tóc trong tình trạng tóc khô hoàn toàn và không còn ẩm ướt sau khi gội. Điều này sẽ giúp tóc của bạn hấp thụ đủ dưỡng chất triệt để và phục hồi những tổn thương, phục hồi tế bào mầm tóc để giúp tóc khỏe mạnh và mềm mượt.

Chăm sóc tóccách dưỡng tóc mềm mượt trong thời đại hiện nay là vấn đề mà bất kỳ ai cũng nên quan tâm. Với một da đầu khỏe mạnh và một mái tóc mềm mượt, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện đáng kể và thoải mái hơn trong khi giao tiếp.

Chúc bạn có mái tóc mềm mượt óng ả!

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official