Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Spa đầy đủ, mới nhất 2022

Kinh doanh spa là một trong những ngành nghề dịch vụ ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên để đảm bảo cơ sở có tính hợp pháp theo đúng quy định của cơ quan ban ngành, bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh Spa cần có những gì? Cùng Tâm khám phá trong bài viết sau nhé.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Spa

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh Spa thường gồm các bước sau:

Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Bạn hoặc người đại diện đăng ký giấy phép kinh doanh Spa cần chủ động chuẩn bị trước các hồ sơ, giấy tờ gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu. 
  • Nếu là cá nhân, bạn chỉ cần điền thông tin về bản thân. Còn đối với hộ kinh doanh từ hai cá thể trở lên, cần liệt kê đầy đủ thông tin của các cá nhân tham gia: họ tên, số CMND, ngày cấp CMND, địa chỉ đang cư trú và chữ ký.
  • Bản sao CMND, hộ khẩu có công chứng ( Khi đem hồ sơ đi nộp cho cơ quan, bạn cần mang theo bản chính CMND hoặc Passport để đối chiếu)
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề Spa hoặc chăm sóc da hoặc massage có công chứng của đại diện đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng thuê mặt bằng ( Nếu địa điểm kinh doanh khác với địa chỉ thường trú)
Hình 1: Việc điền đầy đủ thông tin cũng như chuẩn bị tất cả hồ sơ cần thiết sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian xin giấy phép kinh doanh Spa

Bước 2 – Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ theo quy định, bạn đem đi nộp tại Bộ phận tiếp nhận ở cơ quan hành chính có thẩm quyền. Đợi kết quả trong khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Nếu đạt, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau đó bạn ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, rồi nộp lệ phí cùng với Giấy biên nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đạt, bạn nên yêu cầu cơ quan tiếp nhận giải thích rõ về những nội dung cần sửa đổi, tiếp đến bổ sung bằng văn bản cho tới khi đầy đủ theo quy định là được.

Bước 3 – Nộp các loại chi phí liên quan

Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ, bạn cần đảm bảo nộp đúng các loại chi phí hàng tháng trong 1 tuần kể từ ngày nhận giấy. Song song đó còn có lệ phí môn bài khoảng 1 triệu đồng/năm và một số loại thuế khoán khác đối với kinh doanh spa.

Hình 2: Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi cơ sở kinh doanh Spa

Điều kiện cần có để mở Spa

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP đã được bổ sung theo tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, một cơ sở kinh doanh Spa cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Phạm vi hoạt động

Cơ sở kinh doanh Spa chỉ được cung cấp các dịch vụ gồm: 

  • Xăm môi, xăm mí, hút mụn
  • Cấy tóc, cấy lông mày
  • Nâng sống mũi, nâng gò má thấp
  • Xóa các nếp nhăn ở mi trên, mi dưới, 
  • Tạo hình mắt thành hai mí

Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh Spa tuyệt đối không được thực hiện các dịch vụ yêu cầu trình độ chuyên môn cao như nâng ngực, làm nhỏ quầng vú, làm gọn mông, đùi, phẫu thuật hút mỡ, thu gọn thành bụng.

Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Địa điểm kinh doanh phải được lắp đặt đầy đủ hệ thống chiếu sáng chuyên nghiệp. Cần tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
  • Các phòng dịch vụ spa phải bảo đảm có chuông cấp cứu, bản quy trình kỹ thuật xoa bóp treo tường phòng, có buồng tắm hợp vệ sinh…

Điều kiện về thiết bị

  • Cơ sở kinh doanh Spa cần bố trí đủ giường xoa bóp, ghế chuyên dụng, có các vật dụng cần thiết như ga trải giường, gối, khăn tắm sạch sẽ. 
  • Có sẵn thuốc cấp cứu thông dụng.
  • Có giường khám bệnh, tủ bảo quản thuốc, bàn làm việc và dụng cụ y tế ở phòng của bác sĩ

Điều kiện về nhân sự

  • Các bác sĩ thực hiện dịch vụ yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao cần phải có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hành nghề.
  • Các kỹ thuật viên cần có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp hợp pháp. Kèm theo đó là tay nghề điêu luyện đúng kỹ thuật.
  • Trang phục của các nhân viên luôn được gọn gàng, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi tên rõ ràng.
Hình 3: Không gian Spa cần rộng rãi, có đủ các giường và thiết bị chuyên dụng

Khi mở Spa có dịch vụ massage cần chú ý gì?

Đối với cơ sở kinh doanh Spa có dịch vụ massage phải lưu ý các tiêu chí cần thiết là:

Phải có bác sĩ phụ trách 

Yêu cầu đối với các bác sĩ phụ trách đó là thuộc khoa phục hồi chức năng hoặc khoa y học cổ truyền, hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ trong lĩnh vực vật lý trị liệu – phục hồi chức năng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nếu bác sĩ làm ngoài giờ phải có văn bản của lãnh đạo cơ quan. 

Bác sĩ phụ trách nhất định phải có giấy chứng nhận sức khỏe tốt và đã được đăng ký hành nghề tại cơ sở Spa. 

Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp

Nhân viên kỹ thuật xoa bóp cần đảm bảo đã có chứng chỉ chuyên môn về xoa bóp theo chỉ định. Bên cạnh đó nhân viên cần thực hiện đủ và đúng quy trình kỹ thuật đã được học. Mặt khác, trước khi được nhận vào Spa, nhân viên kỹ thuật xoa bóp cần có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do bệnh viện cấp quận, huyện cấp. 

Tuyệt đối không tuyển người đang mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh về da, hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Hợp đồng lao động cần có sự đồng thuận của bác sĩ phụ trách.


Hy vọng với tất tần tật các hướng dẫn làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh Spa dễ hiểu trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về từng yêu cầu khi muốn kinh doanh ngành nghề dịch vụ, làm đẹp nhé.

Follow Tâm trên Facebook

Youtube

Đọc thêm các bài viết khác của Tâm tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *