Gót chân bị nứt đen: Nguyên nhân và cách điều trị

Gót chân bị nứt đen là tình trạng da phổ biến vào mùa đông khô hanh, lạnh hoặc là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nào đó. Chân bị nứt nẻ, chảy máu có thể gây đau đớn, ảnh hưởng tới việc di chuyển và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Nứt gót chân là một vấn đề da liễu về chân phổ biến. Hầu hết, gót chân bị nứt đen thường ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cũng như khi các vết nứt trở nên sâu, việc đứng, đi lại hoặc bất kỳ áp lực nào đặt lên gót chân đều có thể gây đau đớn. Cùng tìm hiểu biểu hiện và cách điều trị tình trạng gót chân bị nứt đen qua bài viết dưới đây!

Biểu hiện tình trạng gót chân bị nứt đen

Một số biểu hiện của tình trạng gót chân bị nứt đen như:

  • Dấu hiệu đầu tiên là da khô cứng, dày xung quanh viền gót chân. Đây là mô sẹo, có thể đổi sang màu vàng hoặc nâu sẫm. Ban đầu, bạn có thể nhìn thấy các vết nứt nhỏ trên mô sẹo này.
  • Nếu không được điều trị và khi gót chân chịu nhiều áp lực lớn, gót chân sẽ nứt đen sâu hơn, khiến người bệnh bị đau khi đi lại và đứng. Thậm chí, các vết nứt sâu này có thể gây chảy máu.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, gót chân bị nứt đen có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm mô tế bào. Trường hợp này phải được điều trị bằng cách loại bỏ mô chết và dùng kháng sinh.
  • Tình trạng gót chân bị nứt đen là mối lo ngại đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, những người bị tổn thương thần kinh (mất cảm giác, đặc biệt là ở bàn chân), vì vết nứt có thể dẫn đến loét chân do tiểu đường.

Nguyên nhân gót chân bị nứt đen

Bất cứ ai cũng có thể bị nứt gót chân. Nguyên nhân chính là do:

  • Da khô
  • Viêm da dị ứng
  • Bệnh vẩy nến, đặc biệt là bệnh vẩy nến lòng bàn chân
  • Dày sừng lòng bàn chân
  • Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và suy giáp
  • Da khô dày và bị chai xung quanh viền gót chân là yếu tố đầu tiên dẫn đến gót chân bị nứt đen. Áp lực gia tăng lên lớp đệm mỡ dưới gót chân khiến lớp đệm này mở rộng sang một bên, dẫn đến vết chai bị tách hoặc nứt.

Ngoài ra, một số yếu tố khiến gót chân bị nứt đen như:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng
  • Giày và xăng đan hở, không hỗ trợ để giữ đệm mỡ dưới bàn chân

Gót chân bị nứt đen phải làm sao?

Gót chân bị nứt đen phải làm sao? Tùy vào tình trạng gót chân nứt, bạn có thể đi thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc da tại nhà như:

Thường xuyên chà gót chân cùng thoa kem dưỡng

Chân bị nứt nẻ làm sao hết? Cách tốt nhất để điều trị gót chân bị nứt đen là ngăn chặn vết nứt xuất hiện ngay từ đầu. Một số các loại dưỡng gót chân có chứa chất tẩy (keratolytic) và giữ nước (chất giữ ẩm), chẳng hạn như:

  • Urê
  • Axit salicylic
  • Axit alpha-hydroxy
  • Sacarit đồng phân

Nếu có bất kỳ dấu hiệu của bất kỳ vết nứt nào, hãy dưỡng ẩm thường xuyên 2–3 lần mỗi ngày, kết hợp với việc dùng đá mài chà nhẹ lên vết chai chân để loại bỏ một số lớp da dày cứng trước khi thoa kem dưỡng ẩm.

Băng bó và thuốc bôi

Gót chân bị nứt đen có thể được điều trị bằng băng dạng lỏng, gel hoặc dạng xịt để giảm đau, bảo vệ và giúp vết thương mau lành hơn.

Điều trị y khoa

Gót chân bị nứt phải làm sao? Đối với tình trạng gót chân bị nứt đen nghiêm trọng hoặc nếu không thấy cải thiện sau một tuần tự điều trị, bạn có thể cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Lột da: Cắt bỏ phần da dày cứng (phương pháp này không nên thử tại nhà bằng kéo hoặc lưỡi dao cạo vì có nguy cơ loại bỏ quá nhiều da và nhiễm trùng)
  • Băng bằng dây đai: Băng quanh gót chân để giảm chuyển động của da
  • Thuốc: Bị nứt gót chân bôi thuốc gì? Các chất làm mềm hoặc thuốc làm bong da mạnh hơn, thường chứa urê hoặc axit salicylic
  • Sử dụng miếng lót đệm chân: Phần đệm gót chân ở giày dép giúp phân bổ lại trọng lượng của gót chân và hỗ trợ bộ phận này tốt hơn (ngăn ngừa tình trạng phần mỡ mở rộng sang một bên)
  • Keo mô: giúp các vết nứt có thể lành lại

Bạn có thể ngăn ngừa gót chân bị nứt đen từ ban đầu để tránh tình trạng đau đớn, chảy máu hay nhiễm trùng nghiêm trọng sau này. Nếu gót chân bị nứt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bạn, hãy thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị sớm, lấy lại đôi gót hồng, mịn màng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *