Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì?

Đu đủ là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả đu đủ rất thơm ngon và bổ dưỡng nhưng không nhiều người biết đến công dụng của nước lá đu đủ. Vậy uống nước lá đu đủ có tác dụng gì đối với sức khỏe của người sử dụng?

1. Đu đủ là loài cây vô cùng quen thuộc

Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya thuộc loại cây thân thảo, thuộc họ Đu Đủ. Nguồn gốc xuất phát của đu đủ là miền nam Mexico, miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ. Hiện nay, đu đủ xuất hiện phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines và Việt Nam.

Đặc điểm của loài cây này là có thân cao từ 3 – 10m, ít khi tạo nhánh (nếu có nhánh thì thường ở phần ngọn), lá đu đủ khá to, có hình chân vịt, lá mọc cách, so le và không có lá kèm.

Ở nước ta, nếu được cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất, cây đu đủ có thể mọc khoảng 55 – 60 lá mỗi năm. Tuổi thọ của lá đu đủ là khoảng 3 – 4 tháng. Bên cạnh quả thì nước lá đu đủ còn được xem là một bài thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh.

2. Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

2.1. Chăm sóc sức khỏe làn da

Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C nên rất tốt cho da. Trong đó, vitamin C có vai trò tương tự một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể đề kháng lại gốc tự do và chống lại các tổn thương trên da.

Bên cạnh đó, nước lá đu đủ còn có khả năng ngăn ngừa và loại bỏ các triệu chứng về da khác như mụn trứng cá, mụn bọc, thâm sạm da và các nếp nhăn. Từ đó, uống nước lá đu đủ giúp có thể mang lại cho chúng một làn da sáng, khỏe, tươi trẻ và đầy sức sống.

Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì
Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C nên rất tốt cho da

2.2. Kiểm soát đường huyết

Ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nước lá đu đủ chứa các thành phần tự nhiên có khả năng kích thích hoạt động của hormone insulin trong cơ thể. Nhờ đó uống nước lá đu đủ giúp cơ thể tăng khả năng kiểm soát, điều chỉnh lượng đường máu chặt chẽ hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, tổn thương thận và bệnh lý tim mạch.

2.3. Tăng số lượng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết da và niêm mạc. Ở mức độ nghiêm trọng là tình trạng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hoá… Vì thế, bổ sung các loại thực phẩm làm tăng số lượng và chất lượng tiểu cầu là rất cần thiết.

Và một trong những tác dụng nổi trội của nước lá đu đủ là kích thích tăng số lượng tiểu cầu. Kết quả nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới chứng minh lá đu đủ chứa các thành phần giúp bổ sung đáng kể số lượng tiểu cầu cho cơ thể.

2.4. Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt

Chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố cơ thể. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề nan giải khác nhau như chứng nóng trong người, nổi mụn trứng cá và đôi khi gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe như bệnh đa nang buồng trứngu xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…

Uống nước lá đu đủ có thể là giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt. Nhờ các đặc tính vốn có, lá đu đủ có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng.

2.5. Giảm đau bụng kinh

Cũng liên quan đến kinh nguyệt chính là tình trạng thống kinh, đau bụng khi hành kinh và đây thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều chị em vì sự khó chịu của những cơn đau thắt phần bụng dưới. Một biện pháp khắc phục tình trạng này, chị em chỉ cần dùng một ít nước lá đu đủ để nấu với mè và muối sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi cơn đau bụng mỗi khi hành kinh.

2.6. Lạm chậm quá trình lão hoá

Nước lá đu đủ là nguồn cung cấp nhiều loại axit amin khác nhau như axit glutamic, glycine, valine, leucine, tryptophan, cystine, histidine… Những loại axit amin này là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm giúp săn chắc và chống lão hoá da.

Vì thế, uống nước lá đu đủ thường xuyên được xem như một biện pháp làm chậm quá trình lão hoá trên da. Ưu điểm của nước lá đu đủ là giá thành rẻ hơn rất nhiều so với mỹ phẩm và thường không gây ra tác dụng phụ trên da .

2.7. Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Nước lá đu đủ có chứa các hoạt chất như enzym papain, chymopapain, protease và amylase nên nó được xếp vào nhóm các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ hoàn hảo cho chức của hệ tiêu hoá.

Khi được đưa vào cơ thể, các hợp chất trên trong nước lá đu đủ giúp đường ruột phân giải và hấp thụ nhanh chóng các chất dinh dưỡng khó hấp thu như protein, carbohydrate và khoáng chất trong thức ăn.

Đồng thời, lá đu đủ còn mang lại khả năng chống lại các bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy…

2.8. Chống ung thư

Nhắc đến các loại thực phẩm là khắc tinh của ung thư, chúng ta không thể không đề cập đến nước lá đu đủ. Tác dụng này có được là nhờ vào tác dụng của một hợp chất acetogenin, có khả năng giúp chống lại ung thư rất hiệu quả.

Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì
Giải đáp uống nước lá đu đủ có tác dụng gì?

2.9. Thúc đẩy mọc tóc

Chiết xuất của lá đu đủ có thể thúc đẩy tóc phát triển, đồng thời ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và hói đầu. Nước lá đu đủ chứa thành phần được sử dụng trong dầu gội chống gàu là hợp chất karpain có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu. Karpain còn có chức năng như một loại dầu xả tự nhiên và mang lại vẻ bóng mượt cho mái tóc.

3. Nên uống nước lá đu đủ tươi hay phơi khô?

Thắc mắc của không ít người là nên uống nước lá đu đủ tươi hay khô mới đem lại hiệu quả thực sự? Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chúng ta hãy dùng lá đu đủ đã phơi khô.

Lý do vì lá đu đủ tươi thường có vị rất đắng, khó uống mà còn chứa nhiều nhựa, vì vậy khi nấu nước sẽ rất khó để loại bỏ lượng nhựa này.

Trong khi đó, lá đu đủ phơi khô vừa làm mất đi nhược điểm lá tươi vừa cho phép chúng ta quan sát được độ đậm nhạt của màu nước.

4. Cách nấu nước lá đu đủ tại nhà

Hiện nay có rất nhiều công thức làm nước lá đu đủ từ lá tươi, lá phơi khô hay thậm chí là kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như chanh, sả…

4.1. Cách nấu nước lá đu đủ đã phơi khô

Nếu không có lá đu đủ tươi, chúng ta có thể dùng lá đu đủ khô để nấu nước theo các bước sau:

Nguyên liệu:

  • Lá đu đủ sấy khô;
  • Nước lọc khoảng 2 lít.

Cách thực hiện:

  • Cho nước lọc và lá đu đủ khô vào nồi;
  • Đun nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để tiếp tục nấu;
  • Nấu hỗn hợp trên cho tới khi lượng nước giảm còn một nửa;
  • Tiến hành lọc bỏ phần bã và sau đó thưởng thức nước lá đu đủ phơi khô.

4.2. Cách nấu nước lá đu đủ tươi với chanh

Nước lá đu đủ tươi khó uống do có vị đắng. Do đó chúng ta có thể kết hợp lá đu đủ tươi với một số nguyên liệu để mang lại hương vị thơm ngon và dễ uống hơn.

Nguyên liệu:

  • 10 lá đu đủ tươi;
  • 2 – 3 thìa đường;
  • Nước cốt nửa quả chanh;
  • Khoảng 240ml nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá đu đủ rồi cắt nhỏ;
  • Xay lá đu đủ tươi với nước ấm;
  • Lọc hỗn hợp đã xay bằng rây hay vải mùng;
  • Sau đó thêm một ít nước cốt chanh đã chuẩn bị;
  • Thêm đường vào hỗn hợp nước lá đu đủ và nước cốt chanh. Nếu không thích đường có thể sử dụng mật ong;
  • Thêm một ít nước lọc nếu thấy hỗn hợp quá đặc rồi tiến hành xay tiếp cho đến khi hỗn hợp mịn;
  • Cho nước lá đu đủ đã chế biến vào tủ lạnh để làm mát rồi thưởng thức.

4.3. Cách nấu nước lá đu đủ tươi với sả

Sả là thành phần giúp nước lá đu đủ thơm ngon và nhiều dưỡng chất hơn.

Nguyên liệu:

  • Sả khô: 10 gram;
  • Lá đu đủ: 90 gram;
  • Nước lọc: 2 lít.

Cách thực hiện:

  • Đổ nước sạch vào nồi, cho sả và lá đu đủ vào rồi đun sôi;
  • Khi nước sôi hãy vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp trong 30 phút;
  • Tắt bếp, lọc lấy phần nước lá đu đủ để uống trong ngày.

Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C, cùng nhiều dưỡng chất khác nên rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Bạn có thể bổ sung loại nước này hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Follow Tâm để học nhiều hơn kiến thức về làm đẹp và giảm cân nhé các nàng! 
Fanpage: Trần Tống Thanh Tâm
Youtube: Trần Tống Thanh Tâm Official

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *